Cập nhật nội dung chi tiết về Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước mới nhất trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước
Bất kỳ ai trong chúng ta đều có những tình cảm rất khó tả với quê hương mình sau đó là tới đất nước mình và luôn sẵn lòng đóng góp cống hiến để phát triển quê hương đất nước ngày càng phát triển và giầu mạnh hơn. Chính lòng yêu quê hương lòng tự hào dân tộc sẽ mang lại cho chúng ta khá nhiều động lực để làm việc và học tập trưởng thành hơn nữa. Những người thành công họ rất thường nghĩ về cho quê hương nơi mình sinh ra và muốn đóng góp những khả năng của mình để phát triển quê hương. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều người xa xứ để học tập phát triển và họ cũng đóng góp rất nhiều, lượng kiều hối gửi về VIệt Nam cũng ngày càng nhiều góp phần không nhỏ xây dựng quê hương bảo vệ tổ quóc.
Nếu như tình yêu quê hương của Tế Hanh đọng lại thành hình thành nét trong những vần thơ thì tình yêu quê hương đất nước của mỗi chúng ta luôn thường trực và ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người. Quê hương là gì? Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng định nghĩa về quê hương:
” Quê hương là chùm khế ngọt Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè”
Đối với mỗi con người, quê hương là một định nghĩa khác nhau, song, quê hương là nơi mà ta sinh ra và lớn lên, là nơi chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình và những người thân yêu. Quê hương là một phần máu thịt gắn bó với mỗi con người nhưng chỉ khi đi xa rồi con người ta mới nhận thức được điều đó:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.” (Chế Lan Viên)
Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà,… Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói : ” Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy ” Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.
Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước 2:
Bất cứ ai trong cuộc sống này cũng có một quê hương, một Tổ Quốc trong tim. Ngay từ bé, tôi đã được mẹ nói cho nghe về những truyền thống lịch sử dân tộc, những văn hóa cổ truyền đặc sắc của quê hương, từ đó trong tôi đã dồi dào một lòng yêu quê hương, đất nước từ bao giờ không hay. Quả thực, đây là một thứ tình cảm cao quý mà ai cũng cần có trong mình. Vì quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn ta, cho ta sự sống, cội nguồn để hướng về, là nơi chôn rau cắt rốn mà bất cứ ai cũng không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, con người ta có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay là nhờ công lao của biết bao thế hệ ông cha ta ngày trước đã kiên cường dựng nước và giữ nước, không ngại đổ máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược. Vậy nên, cần biết trân trọng và yêu thương Tổ Quốc này vì từng tấc đất mà ta đang ở đều được đánh đổ bằng bao mồ hôi công sức của thế hệ trước. Thế hệ chúng ta hôm nay, lòng yêu nước không chỉ dừng lại ở tình yêu thương mà còn cần thể hiện bằng hành động. Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói, “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”, đúng vậy, tình yêu ấy bắt nguồn từ những gì giản dị và trân quý nhất của ta. Yêu gia đình ta, yêu ngôi nhà ta ở, yêu những người hàng xóm xung quanh ta, yêu cái bờ tre, mái nước, sân đình,…những sự vật đã nâng đỡ tuổi thơ ta, nuôi dưỡng ta trưởng thành như ngày hôm nay. Để từ đó, yêu thương hóa hành động, thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, cần không ngừng nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để vì xã hội, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân tộc này. Ai cũng có cội nguồn và song song với đó là trách nhiệm phải dựng xây đất nước này. Có biết bao tấm gương sáng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước bằng việc đem lại sự rạng danh cho Tổ Quốc trên các đấu trường quốc tế trong mọi lĩnh vực như cô gái Đinh Thị Hương Thảo đã xuất sắc giành Huy chương Vàng môn Vật Lý quốc tế, hay đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam đã kiên cường dành ngôi vị Á Quân trong giải bóng đá U23 Châu Á và rất rất nhiều những tấm gương khác. Họ đều là những con người đã làm rạng danh quê hương, mang trong mình nhiệm vụ và sứ mệnh dân tộc để không phụ lòng Tổ Quốc, đem lại vinh quang cho quốc gia mình. A.Bogomolet đã từng nói :” Cuộc sống không phải là tất cả. Còn cần biết sống một cuộc đời không phải vì mình, mà vì mọi người, vì Tổ quốc”. Tình yêu quê hương đất nước sẽ là chiếc chìa khóa để mở ra những cánh cửa đưa dân tộc ta phát triển và sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới, mà giới trẻ, thế hệ chúng ta hôm nay chính là người sẽ tìm ra chiếc chìa khóa ấy, để không phụ lòng các thế hệ cha anh đi trước, không phụ lòng Bác Hồ kính yêu đã từng gửi gắm “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Từ khóa tìm kiếm:
suy nghi tình yêu quê hương đất nước doan van
Nghị Luận Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Hay Nhất
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC NGẮN GỌN
” Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông Vonga đi ra biển. Tình yêu nhà, yêu miền quê trở thành tình yêu Tổ quốc” (Lòng yêu nước”- Ilia Erenbua). Cuộc sống dẫu có bao biến thân, nhân loại dù có ở thời kì chiến tranh hay thời bình thì trong mỗi chúng ta cũng luôn có tình yêu quê hương, yêu đất nước nồng nàn.
Cuộc đời của mỗi cá nhân vốn là một cuộc trường chinh, chúng ta có thể vì cuộc sống mưu sinh, vì một lý do cá nhân mà dịch chuyển về nhiều nơi khác nhau nhưng quê hương, đất nước thì chỉ có một mà thôi. Ấy là nơi trao cho ta dòng máu luôn chảy trong tim, là nơi trao cho tính cách và tâm hồn.
Tình yêu quê hương, đất nước là yêu cảnh sắc của quê hương mình. Những cảnh sắc ấy không phải là những gì lớn lao, kì vĩ, hùng hào, mà đến từ những gì bình dị và thân thuộc nhất. Ấy là cây đa, mai đinh nơi gắn bao kỉ niệm ấu thơ. Ấy là con đường rợp bóng ta đi hằng ngày. Ấy là dòng sống tắm mát tưởi thơ. Ấy là cảnh sắc núi non hùng vĩ mà thơ mộng trải dọc nam chí bắc. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” hiện lên với cái tôi yêu Huế, yêu sông Hương, vì yêu mà sắn sàng công phu đi kiếm tìm một huyền thoại về cái tên của nó và yêu Huê, chính là yêu quê hương, yêu đất nước đó thôi.
Tình yêu với quê hương, đất nước, chính là vì đất nước mà hi sinh con người mình. Hầ như mọi dân tộc đều phải trải qua những cuộc chiến tranh trường kì và gian lao, những cuộc chiến ấy đã làm đổ máu không biết bao người con của họ trên mảnh đất mẹ. Trong cuộc chiến tranh trường kì ấy, đất nước phải bảo vệ lãnh thộ của mình thì tình yêu với người mẹ đất nước ấy trước hết là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ đời Triêu, đế đời Đinh, đời Lý, đời Trần,.., đời nào cũng vậy, nếu không là chiến tranh ngoại quốc thì là nội tộc. Nếu không nhòe tình yêu nước của bao người thì dân tộc ta có được độc lập như ngày hôm này? Nếu không nhờ những người như bác sĩ Đặng Thùy Trâm, như mười cô gái ngã ba Đông Lộc, như anh Nguyễn Văn Thạc,..bỏ lại phía sau cả một thời thanh xuân thì bầu trời xanh, thì một đất nước không có bom rơi, đạn nổ, chúng ta có thấy?
Khi đất nước đi qua thời chiến, trở về với thời bình, mỗi người dân không còn là một chiến sĩ mà trở về là những người bình thường trong cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn. Yêu nước giờ đây là đóng góp một phần sức mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Con người, dù trên mặt trận nào cũng nguyện cống hiến hết sức mình để đưa đất nước ngày càng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mọi giá trị văn hóa lâu đời của quê hương xứ sở đang ngày càng mai một thì là một người con của đất nước, chúng ta phải có trách nhiêm trong việc bảo tồn các giá trị đó. Trong bối cảnh giao lưu giữu Đông- Tây, yêu quê hương, đất nước còn là hiếu khách, là hòa nhập mà không hòa tan, là giữ gìn thể diện, giữ gìn hình ảnh đất nước với bạn bè năm châu.
Tình yêu quê hương, đất nước không phải đến từ những lời nói chung chung, những xáo ngữ mà phải bắt đầu từ hành động, từ trái tim của mỗi chúng ta. Quê hương, đất nước mãi chỉ có một, do đó, hãy luôn hướng về nó như hướng về người mẹ kính yêu…
BÀI LÀM VĂN MẪU SỐ 2 NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC LỚP 9
” Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người. “
( Quê hương- Đỗ Trung Quân)
Mỗi khi lời bài thơ vang lên trong tôi lại dạt dào tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu quê hương đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng và quý báu nó tồn tại trong mỗi con người chúng ta.
Trước hết chúng ta cần hiểu tình yêu quê hương đất nước là gì? Là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên. Sẵn sàng đem hết tài năng và sức lực đẻ phục vụ lợi ích của đất nước. Tình yêu quê hương đất nước đyược biểu hiện ở rất hiều khía cạnh khác nhau ví dụ như tình yêu đồng bào, giống nòi dân tộc, niềm tự hào chính đáng về dân tộc, đoàn kết, kiên cường, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc và nền độc lập của Tổ quốc. Cần cù, lao động, sáng tạo đẻ xây dựng đất nước giàu mạnh. Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lòng yêu nước là một thứ tình cảm đẹp, thiêng liêng mà mỗi người cần phải có. Lòng yêu quê hương đất nước là nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tình yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam và là phẩm chất cần có ở mỗi người hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói ” từ xưa đến nay nhân dân ta đều có một lòng nồng nàn yêu nước”. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm đã có biết bao anh hùng đã phải hi sinh có người ra đi mãi mãi để lại niềm xót thương vô hạn cho người ở lại, còn có những người trở về nhưng phải để lại một phần cơ thể ngoài mặt trận. Trong lao động xây dựng đất nước có những con người ngày đêm hăng say làm việc với một khát vọng đổi mới và làm giàu cho quê hương. Lòng yêu nước của muôn triệu người dân Việt Nam đã từng được khơi dậy mạnh mẽ trước sự kiện Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép tại Biển Đông. Chúng ta cần phải phê phán những con người đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích của dân tộc, phản bội đất nước, có những hành động xấu làm ảnh hưởng đến hình tượng của dân tộc. Ví dụ như một số người lợi dụng việc thiếu thông tin buôn bán ở những địa điểm du lịch ” bắt chẹt” khách nước ngoài. Gần đây mới dậy song lên một hiện trạng có tên gọi ” chảy máu chất xám ” người Việt nhận học bổng đi du học nước ngoài sau khi được học xong thay vì trở về để phục vụ quê hương đất nước thì ở lại nước ngoài làm việc bởi ở bên đó được nhận chế độ đãi ngộ cao hơn.
Với tư cách là một người công dân chúng ta phải ý thức được đúng về tình yêu quê hương đất nước, ý nghĩa của lòng yêu nước. Thể hiện lòng yêu nước thong qua những tình cảm giản di ví dụ như: tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình bạn bè, lòng tự tôn dân tộc,…, qua từng hành động từng việc làm hàng ngày. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, tích cực học tập và rèn luyện để trở thành một người công dân tốt có ích cho xã hội, sẵn sang chiến đấu để bảo vệ đất nước trên mọi phương diện được cho phép.
Thu Minh – chúng tôi
BÀI VĂN SỐ 3 NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC NGẮN GỌN HAY
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống đẹp đẽ của nước ta đã được khẳng định một cách dõng dạc và tự hào như thế. Tình yêu quê hương đất nước luôn là câu chuyện kể mãi không hết của mọi thế hệ, và cũng vì thế khi bàn về tình yêu nước có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ nói được toàn bộ những gì cần nói về nó.
Tình yêu nước là một khái niệm khó giải thích, nó không phải là một tình cảm tự nhiên xuất hiện trong con người ta kể từ lúc lọt lòng. Lòng yêu nước rất khó để có thể định hình, nó đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan để hình thành và phát lộ. Có khi cả đời, ta cũng chẳng biết được liệu người này, người kia có yêu nước không hay thậm chi chính mình có lòng yêu nước không nếu không có thời điểm thích hợp để khơi dậy thứ tình cảm phức tạp này. Tuy nhiên, dù không thế cắt nghĩa lí giải cụ thế tình yêu nước là gì, nó như thế nào, thì chúng ta đều có thể khẳng định một sự thật, tình yêu nước là một tình yêu thiêng liêng và cao cả tuyệt đối.
Tuy chính bản thân ta không thể hiểu hết được thế nào mới là yêu nước, nhưng thật thú vị ở chỗ khi được hỏi bạn có biết một người nào nổi tiếng yêu nước không, chúng ta có thể bật ra dễ dàng một hoặc là rất nhiều cái tên đã ăn sâu vào tư tưởng của mình: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,…Vì sao chúng ta lại có thể biết điều đó? Bởi lẽ những chiến công vẻ vang gây dựng từ lòng dũng cảm hi sinh thân mình, căm thù giặc ngoại xâm là biểu hiện rõ ràng và nổi bật nhất của lòng yêu nước. Ta có thể đánh giá lòng tự tôn, tự hào dân tộc của một đất nước bằng cách nhìn vào cách mà họ đã bảo vệ bờ cõi lãnh thổ, nền văn minh văn hóa của họ mạnh mẽ và kiên trung đến nhường nào. Một dân tộc “thà làm mà nước Nam chứ không làm vương đất Bắc” chắc chắn là một dân tộc có sức mạnh bất diện, vượt lên mọi kẻ thù.
Ấy thế nhưng, nói như vậy chẳng có nhẽ chỉ người xưa mới có tình yêu nước, không còn chiến tranh, ta sao có thể thể hiện lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc? Trong thời kì hiện đại, lòng yêu nước của ta không được thể hiện trực tiếp mạnh mẽ, mà nó kín đáo, giản dị nhưng hết sức sâu sắc. Lâm Ngữ Đường từng nói:” Lòng yêu nước còn có thể là gì hơn tình yêu những gì ta ăn khi còn là đứa trẻ?”. Chao ôi, biểu hiện của lòng yêu nước có lẽ thật thiêng liêng và đáng kính qua những sự hi sinh, khí thế hào hùng xông pha trăm trận nhưng cũng lại thật đáng yêu, nhỏ bé gần gũi qua tình yêu làng yêu xóm, yêu cha mẹ hay thậm chí là yêu con đường, ngọn cỏ cành cây mọc trên mảnh đất mình sinh ra. Khi ta yêu những thứ xung quanh ta nghĩa là ta đã quá gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn, tình yêu của ta dành cho chốn quê hưng đã trở thành duyên nợ không thể đứt, ta không chấp nhận việc những điều ta trân trọng yêu quý bị huye diệt áp bức và ta luôn có một niềm khát vọng được bảo vệ che chở nó. Đó là tiền đề để ta phát triển và nuôi dưỡng tình yêu nước ngày một sâu đậm và mãnh liệt hơn. Anh bộ đội quyết định ra trận chiến đấu chắc hẳn là vì muốn em gái không phải khóc vì bom đạn, căn nhà không bị đổ vì giặc quét, những đóng góp để xây dựng kiến thiết xây dựng đất nước của các nhà khoa học có lẽ cũng xuất phát từ những ngày chăm chỉ học tập với mong muốn giúp cha mẹ gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn…
Là một học sinh, không trực tiếp ra trận chiến đấu, hãy cố gắng học tập chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức và tình cảm của mình để sau này có thể gop một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng tổ quốc ngày một giàu đẹp hơn, vững mạnh hơn. Đặc biệt là luôn giữ bản thân bình tĩnh tỉnh táo trước những tư tưởng sai lệch mang tính chất lợi dụng để thực hiện âm mưu xấu xa, tiêu cực, lòng yêu nước bị thể hiện sai cách sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó hãy luôn giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Đừng hỏi tổ quốc dã làm gì cho ta, mà hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay!
Soạn Bài Những Câu Ca Dao Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước
Soạn bài Những câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước
1. Em đồng ý với những ý kiến sau: Bài ca có 2 phần: phần đầu là phần câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
2. Trong bài 1 chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi đáp:
Với tình yêu quê hương đất nước tác giả khi nói về ca dao nhân vật anh đã dũng những đại danh của quê hương để nói về nỗi nhớ của mình với cô gái và cô gái cũng dùng địa danh để đối đáp lại. Đây là một kiểu đối đáp hay và gây ấn tượng trong lòng người đọc khi những lời tâm sự thầm kín vẫn được bộc lộ ra với đối phương và vừa thể hiện được tình yêu đất nước của mình.
Bài ca dao này nói về những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, và con người, trong dân gian con người thường mượn những địa danh quê hương để nói về nỗi lòng của chính mình, cách nói vừa tế nhị vừa tạo ra độ hấp dẫn riêng cho văn bản.
3. Từ rủ đã thể hiện sự lôi cuốn vào những cảnh đẹp của đất nước, rủ xem những cảnh vật ở thiên nhiên đất nước, cảnh ở Kiếm Hồ hay còn gọi là Hồ Gươm đây là nơi chưa di tích lịch sử của dân tộc, con người đã sử dụng những hình ảnh rất quen thuộc và đậm đà nó gợi nên những câu chuyện lịch sử để nhân dân ta nhớ tới.
Bên cạnh đó việc sử dụng địa danh đó góp phần làm cho nhân dân ta tăng thêm sức sống với tình yêu quê hương đất nước, đây là những địa danh thể hiện niềm tự tôn và tự hào về một nền văn hiến của dân tộc.
Cảnh vật ở đây thì vô cùng hấp dẫn và có ấn tượng sâu sắc: câu thê húc là cầu nói về tình cảm vợ chồng, đây cũng là cầu đón ánh nắng mặt trời, cầu này tượng trưng cho sự may mắn sung túc sum vày, những công trình lịch sử vĩ đại đã được nhắc tới nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc.
Mỗi chúng ta đều phải tự hào và tưởng nhớ biết ơn những vị anh hùng của dân tộc, đây là nhưng địa danh lớn và có giá trị lịch sử lớn của dân tộc. Địa danh và cảnh vật ở đây vô cùng hùng vĩ và to lớn, nó gợi một không gian mênh mông rộng lớn, và những di tích quý báu của dân tộc.
Câu cuối “hỏi ai gây dựng nên nước non này” nhằm nói đến sự tưởng nhớ tới những người đã có công gây dựng lên một đất nước giàu đẹp, và tự do văn minh.
4. Cảnh ở xứ Huế: Đẹp như trong một bức tranh thiên nhiên, non xanh với những cảnh vật hừng vĩ thơ mộng, và những lời mời trào về với xứ nghệ. Cảnh vật ở xứ nghệ đẹp và đây là di sản của thế giới với cách tả cảnh ở câu 2 thì câu này nói trực tiếp hơn câu trên diễn đạt theo xu hướng mở và gián tiếp.
Từ Ai là từ từ chỉ tên giêng và muốn chỉ những người nhớ tới di tích của đất nước những cảnh vật ở đây vô cùng đẹp và thơ mộng.Từ ai cũng là từ chỉ người quen, người chưa quen, lời mời ngắn gọn được tác giả sử dụng thật đặc sắc và sinh động.
5. Trong 4 câu thơ đầu tác giả sử dụng rất đặc sắc ở điểm: Đứng bên ngô đồng đứng bên tê đồng: 4 câu này vừa được sử dụng theo hướng điệp từ, đứng bên, nhưng lại có sự đối lập giữa ngô đồng và tê đồng.
Câu thơ này có tác dụng rất to lớn làm tăng giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ của những cánh đồng lúa bát ngát, những cánh đồng lúa đang đến thì độ nở bông, vẻ đẹp của nó thật hùng vĩ và thơ mộng.
Ý nghĩa của câu thơ đó làm tăng sức gợi cảm của bài thơ.
6. Hình ảnh câu thơ cuối bài: Hình ảnh cô gái được thể hiện một nàng thiếu nữ xinh đẹp đang đến tuổi trăng non, những hình ảnh người thiếu nữ xinh đẹp, người con gái trong trắng được so sánh với những bông lúa đang trỗ đòng, phất phơ trong làn gió heo may thấp thoáng trong nắng hồng ban mai.
Người con gái đang xen vào trong vẻ đẹp mênh mông hùng vĩ của thiên nhiên con người đang hòa vào thiên nhiên và thiên nhiên làm nền cho người con gái có vẻ đẹp thơ mộng duyên dáng và đầy hấp dẫn.
7. Bài 4 là lời của người con gái đang đi thăm cánh đồng lúa và những lời tâm sự của người con gái đã được bộc lộ ra trong cảnh thiên nhiên thơ mộng và hào nhoáng. Người con gái muốn dãi bày tâm sự của mình với thiên nhiên và mượn hình ảnh thiên để nói về tình yêu quê hương đất nước và con người nơi đây. Và cũng có thể đây là lời của con trai nói về sự trẻ trung tươi tắn của người phụ nữ.
Luyện Tập.
1.Thể thơ trong 4 bài thơ là thể thơ lục bát và lục bát biến thể, bởi thường câu lục bát thì 6 tiếng nhưng trong bài có những câu 8 tiếng và những câu 12 tiếng.
2. Tình cảm chung thể hiện trong những bài ca dao trên đó là: Tình yêu quê hương đất nước tình yêu con người, mượn hình ảnh địa danh đê nói về tình yêu của mình, và những hình ảnh thiên nhiên đẹp làm nền cho người con gái Việt Nam.
Những Bài Thơ Tình Yêu Viết Về Thái Bình Quê Hương
Thơ: Quan Vân
Anh tài nhân kiệt khắp nơi tung hoành
Đền Trần thánh mẫu kinh thành ngày xưa
Sông hồng chảy mạnh khi mưa thượng nguồn
Nắng chiều chải sợi hoàng hôn
Phù xa phủ lấp mang hồn cỏ xanh
Miền quê khí hậu trong lành
Mời em hãy ghé quê anh một lần
Tiếp người xa đến tình thân
Về nơi đất tổ đền trần Long Hưng
Chùa keo rước lễ vui mừng
Đồng trâu sóng vỗ chẳng ngưng vào bờ
Thái Bình tựa những áng thơ
Quê nghèo đổi mới bây giờ đẹp hơn
Cánh đồng bát ngát xanh rờn
Niềm vui đã đến biết ơn Đảng mình
Dẫn đường mở lối Chí Minh
Bác Hồ sống mãi Thái Bình dân an.
BÀI THƠ: ĐẤT MẸ HỒNG MINH – THÁI BÌNH
Thơ: Quan Vân
Nông thôn đổi mới Thái Bình dân an
Đồng xanh thẳng cánh bát ngàn
Dân giàu nước mạnh xoá tan đói nghèo
Sân đình giếng nước trong veo
Cây đa cây gạo vẫn trèo ngày xưa
Còn kia mát bóng hàng dừa
Đã cùng lũ bạn trú mưa cái thời….
Học sinh đùa ngịch ham chơi
Vui đùa bắt dế tuyệt vời làm sao
Hùa nhau đuổi bắt cào cào
Tuổi thơ năm tháng biết bao vui buồn.
BÀI THƠ: TRẨY HỘI CHÙA KEO – THÁI BÌNH
Thơ: Hoàng Kim Vũ
Chùa Keo xuân mở hội làng
Anh về đất Thái cùng nàng cầu may
Mùi hương hoa bưởi ngây ngây
Hoa xoan tím rụng vương đầy lối đi.
Chuông chùa vang vọng uy nghi
Trăm gian gỗ trạm Quy, Ly, Phượng, Rồng
Thần Quang Tự mái đình cong
Đầu đôi chim Phượng vẽ vòng trời xanh.
An khang xuân mới yên bình
Hữu tình cảnh, vật thắm tình nước non.
Thơ: Mai Trúc
Dòng sông Hồng đỏ ngầu mùa nước lũ
Bước chân xưa qua Tiền Hải, Kiến xương
Thị xã chiều nghiêng Trà Lý vấn vương
Nhịp cầu Bo chênh chao bao nỗi nhớ
Bao năm rồi từ chia ly buổi đó
Tiếng còi tàu thăm thẳm những chia xa
Vùng quê xưa chìm sương trắng nhạt nhòa
Hơi gió Bấc lạnh lòng từ độ ấy
Con sông Hậu ngày đêm mãi cuộn chảy
Mảnh đất cuối trời nhớ quê mẹ xa xăm
Nhịp đời lắc lư những bước thăng trầm
Dòng phù sa đỏ chảy qua tâm thức
Thái bình ơi nửa trái tim trong ngực
Nhịp thở nao nao mảnh đất quê hương
Tiếng trống chèo vọng qua những đêm sương
Đến bên sông Hậu một ngày hửng nắng.
BÀI THƠ: CHÙA KEO THÁI BÌNH
Thơ: Trần Duy Ninh
Ai về lễ hội Chùa Keo!
Cạnh đê Duy Nhất dọc theo sông Hồng.
Đông Nam hữu ngạn sông Hồng
Di tích đặc biệt cảnh trông … hữu tình.
THẦN QUANG TỰ một cõi linh
Năm ấy Tân Sửu* đã sinh … ra chùa.
Đinh Hợi** đời Lý làm vua
THẦN QUANG tên đổi cho vừa lòng dân.
Kiệt tác nghệ thuật gỗ thuần bằng lim.
Thờ Phật, thờ Thánh trong tim
Dương Không Lộ, Sư Tổ đã tìm về Keo.
Gác chuông, giếng nước trong veo
Ba tầng, tá mái, mời trèo … tham quan.
Mồng 4 Giêng Tết đầu xuân … lần đầu.
Tháng chín mở hội dài lâu
Mười ba cho đến đêm thâu Mười rằm.
Nhớ ngày sinh, tịch Thánh nằm
Của Dương Không Lộ “Thánh thăng về trời”.
Tỏ lòng sau trước ai ơi!
Cơm thi nấu nướng, đuổi bơi … lướt thuyền.
Kiệu kia rước Thánh, Phật hiền
Trò chơi đuổi vịt, thả chim … lên trời.
Linh thiêng một cõi đất trời
Ghé thăm quê lúa, đất thời vàng ươm.
Đông vui lễ hội tinh sương
Người người tấp lập tìm đường … về đây.
Thơm hoa, hương khói nhang bay
Cầu Trời khấn Phật, tràn đầy … bình an.
Cầu cho hạnh phúc ngập tràn
Thái Bình chuông vọng ngân vang … mọi nhà.
Dân giầu nước mạnh, nhà nhà ấm no.
Nườm nượp Lữ khách, phù cho … đủ đầy.
BÀI THƠ: THÁI BÌNH – MỘT TÌNH YÊU
Thơ: Hoa Cỏ May
Nơi em đến biển xanh trái mộng
Trà Lý chiều gợn sóng chân quê
Cùng nghe biển hát say mê cõi lòng
Chùa Keo cổ bậc Đông Nam Á
Thái Bình giờ đâu lạ phải không
Hàng phi lao trắng cánh đồng
Tình thêm trái ngọt mênh mông Cồn Vành
Đây quê mẹ màu xanh bát ngát
Bao tháng ngày phiêu bạt nơi xa
Con về Mẫu Đợi một nhà yên vui
Kia làng Nguyễn bùi ngùi thương nhớ
Bánh cáy làm đâu nỡ vội quên
Tình cha nghĩa mẹ vang rền
Diêm Điền ruộng muối cái tên làng mình
Tiên Ca hội gái xinh rảo bước
Truyền thống làng mãi được nếp xưa
Quỳnh Côi canh cá như vừa
Nồng thơm hương khói tay đưa miệng mời
Bao lễ hội người ơi hãy đến
Rước ông Đùng ta mến chọi trâu
Thái Phương làng dệt đi đầu
Về thăm làng Hới từ lâu nhớ nhiều
Thái Bình đó tình yêu xứ biển
Hương lúa vàng kể chuyện nhau nghe
Tình ta đẹp mãi duyên se kết thành
Em sẽ đến quê anh thăm lại
Để chúng mình được mãi bên nhau
Mái tranh lối nhỏ ươm màu
Đèn hoa rực rỡ trầu cau suốt đời.
BÀI THƠ: VỀ LẠI THÁI BÌNH
Thơ: Nguyễn Nhật
Hỡi cô em nhỏ Thái Bình
Sao còn cứ mãi làm thinh chẳng rằng
Chỉ cười không thấy nói năng
Làm ơn chỉ lối Đền Trần ở đâu
Phương Nam lặn lội dãi dầu
Nhớ sông Trà Lý đã lâu chưa về
Bờ Nam bờ Bắc nhiêu khê
Muốn sang tìm mái tóc thề ngày xưa
Chùa Keo vái gặp duyên thừa
Điệu Chèo văng vẳng đong đưa ngập ngừng
Nhớ hè phố vắng Đông Hưng
Thơm nồng Bánh Cáy vị gừng ấm ta
Tặng ai đôi chiếu Hưng Hà
Phải sang Tân Lễ đi qua chiếc cầu
Triều Dương dẫm bước về đâu
Gửi dòng sông Luộc nỗi sầu vấn vương
Vũ Thư còn đó mái trường
Áo dài xa khuất Kiến Xương cũng buồn
Cồn Đen Thái Thụy sóng tuôn
Bánh Giò Quỳnh Phụ thèm thuồng đứng ăn
Nhớ đêm Tiền Hải Cồn Vành
Thái Bình còn đó mong manh cuộc tình !
Bạn đang đọc nội dung bài viết Viết Đoạn Văn Về Tình Yêu Quê Hương Đất Nước trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!