Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ Mới Nhất 2/2023 # Top Like
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất.
Tác Phẩm Thương Vợ, Bài Thơ Thương Vợ Trần Tế Xương
Tác Phẩm thương vợ, bài thơ thương vợ Trần Tế Xương
Tác phẩm Thương vợ, Nội dung bài thơ Thương vợ, Thương vợ Soạn, Thơ thương vợ vất vả, Thương vợ được viết bằng chữ gì, Bài thơ Thương vợ chế, Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương viết bằng chủ gì, Trần Tế Xương
– – – Quanh năm : Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác. Mom sông : Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.
Nuôi đủ 5 con… 1 chồng : Bà Tú nuôi 6 miệng ăn. Ông Tú tự coi mình như một thứ con riêng đặc biệt ( Một mình ông = 5 người khác).
à Lòng biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú đối với cha con ông Tú. Lòng vị tha cao quí của bà càng thêm sáng tỏ.
– – – Lặn lội thân cò: Vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn. Quãng vắng, đò đông: Cảnh kiếm sống chơi vơi, nguy hiểm. Eo sèo: Chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật. – Nghệ thuật đối: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình à Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.
à Câu thơ như một tiếng thở dài cam chịu. à Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian, bộc lộ kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú. – Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quí. Bà Tú hiện thân của một cuộc đời vất vả, lận đận. Ở bà hội tụ tất cả đức tính tần tảo đảm đang, nhẫn nại. Tất cả hi sinh cho chồng con. à ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. Nhân cách của Tú Xương càng thêm sáng tỏ.
– Tú Xương tự chửi mình vì cái tội làm chồng mà hờ hững, để vợ phải vất vả lặn lội kiếm ăn. Ông vừa cay đắng vừa phẫn nộ. – Tú Xương chửi cả xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho bà Tú vất vả mà vẫn nghèo đói. – Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội
– Nội dung: Hình ảnh bà Tú hiện lên sinh động, rõ nét, tiêu biểu cho người phụ nữ VN đảm đang, tần tảo trong một gia đình đông con. Đức hi sinh, sự cam chịu của bà Tú càng làm cho ông Tú thương vợ và biết ơn vợ hơn. – Về nghệ thuật: Bài thơ hay từ nhan đề đến nội dung. Dùng ca dao, thành ngữ, phép đối. Thể thất ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực. Mộc mạc chân thành mà sâu sắc, mạnh mẽ. à Thành công nhất của bài thơ là: Xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: Đưa người phụ nữ vào thơ ca, mà hình tượng đạt đến trình độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn.
Những Yếu Tố Mới Mẻ Qua Thi Phẩm “Vội Vàng”
Viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã từng nói: “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”. Những câu văn đầy xúc cảm và tài hoa của con người tự nguyện suốt một đời được lấy chính hồn tôi để hiểu hồn người, để được đi kiếm tìm những tâm hồn đồng điệu ấy đã hé mở trong ta nhiều điều về sự cách tân mới mẻ, táo bạo của nhà thơ Xuân Diệu trong hành trình sáng tạo. Nhưng dẫu có tân kì và tối tân đến đâu đi chăng nữa, Xuân Diệu vẫn mang trong mình hồn cốt, bản sắc của một nhà thơ nước Việt. Bởi vậy, có thể nói, cái hồn cốt văn hóa là cái níu giữ tâm hồn thi sĩ thì cái cách tân, đổi mới lại là yếu tố đưa ông hòa nhập vào với hơi thở chung của thơ ca đương đại. Trên hành trình sáng tạo ấy, bài thơ “Vội vàng” là một trong những bông hoa ngát hương khoe sắc thắm đầu mùa. Đứng vững chắc trên nền tảng sự hiểu biết về hồn cốt vốn văn hóa dân tộc, Xuân Diệu đã thổi hơi thở của sự cách tân và sáng tạo để làm nên “Vội vàng”, một thi phẩm của sự tân kì, mới mẻ và để hiểu hơn về lời nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh, “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”!
1) Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người:
HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE CỦA THẦY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG. BẤM VÀO NGAY!
Nếu xem phong trào Thơ mới là một bản đàn thì âm hưởng bao trùm lên cung giao hưởng ấy là vẫn là một nỗi sầu muộn, một nỗi u buồn lớn. Có thể đâu đó ngoài kia, mùa xuân của đất trời, vạn vật đã trở về nhưng trong này, cảm xúc bao trùm tấm lòng các nhà thơ mới vẫn không có gì khác ngoài nỗi buồn, nỗi khổ đau:
Mang chi xuân lại gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau
Bản nhạc hòa tấu lên giữa cuộc đời, với Huy Cận cũng đâu có gì khác ngoài một bản nhạc sầu thê lương, ảm đạm:
Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế
Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường
Phố đìu hiu màu đá cũ lên sương
Sương hay chính bụi phai tàn lả tả
Thế nhưng Xuân Diệu đã đến cùng bài thơ “Vội vàng” để thổi vào Thơ mới một giai điệu vui tươi, náo nức. Ta chợt thấy hiển hiện trước mắt ta một thiên đường trần gian vẫy gọi mọi người:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa
Bằng cặp mắt trẻ trung, Xuân Diệu đã nhìn cuộc đời này bằng xúc cảm của tình yêu đôi lứa. Với ông, cuộc đời trần thế thực sự là một bữa tiệc của sắc màu, âm thanh, ánh sáng và hương vị. Đó là hương vị ngọt ngào của tuần tháng mật, là sức sống của hoa đồng nội xanh rì, là sự mềm mại của cành tơ phơ phất cùng hòa trong thanh âm của khúc tình si đầy mê đắm của vạn vật và lòng người. Bởi thế, cái ước muốn dị thường mở đầu bài thơ: muốn tắt nắng, muốn buộc gió thực chất là khát vọng níu giữ tất cả mọi vẻ đẹp của cuộc sống nơi trần thế để con người tận hưởng và hưởng thụ. Tất cả điều đó đều được xuất phát từ chính tình yêu thiết tha của nhà thơ Xuân Diệu dành cho một thiên đường trần gian nơi mặt đất. Nét mới mẻ trong quan niệm về cuộc sống ấy là dấu ấn quan trọng để lí giải lí do vì sao vừa mới xuất hiện trên thi đàn, người ta đã định danh Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ!
Trong suốt cả mười thế kỉ của thơ ca trung đại, bởi sự chi phối của những quan niệm thẩm mĩ riêng, con người cá nhân xuất hiện một cách nhạt nhòa, chìm lấp sau những mô típ sáo mòn đã trở thành công thức. Họ quan niệm thiên nhiên, đất trời, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, hoàn mĩ, không có gì có thể sánh bằng. Bởi thế, con người dẫu có xuất hiện thì cũng ẩn chìm đằng sau vẻ đẹp của tạo vật:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Vẻ đẹp con người được làm nổi bật trong sự soi chiếu với vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ: Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Nhưng đến “Vội vàng”, Xuân Diệu đã đưa ra trước mắt chúng ta một quan niệm hoàn toàn mới mẻ về con người. Với ông, trên trần thế này, không có gì đẹp hơn con người. Con người chính là vẻ đẹp hoàn mĩ của tạo vật và là chủ nhân của cuộc sống tươi đẹp này. Bởi thế, ông đã sáng tạo nên một trong những hình ảnh so sánh độc đáo nhất trong văn học Việt Nam hiện đại:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Bằng lăng kính soi chiếu của tình yêu, Xuân Diệu đã dùng cái hữu hình ( cặp môi gần) để so sánh và làm nổi bật cái vô hình ( vị ngon của tháng giêng). Tất cả góp phần khắc họa sự ngọt ngào của mùa xuân, mùa của tình yêu và tuổi trẻ. Việc lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên và tạo vật không chỉ là một nét đổi mới đầy sáng tạo mà nó còn góp phần khẳng định, tôn vinh giá trị con người – một phương diện của tinh thần nhân văn cao cả qua bài thơ “Vội vàng”!
2) Đổi mới trong quan niệm về thời gian:
Thơ xưa coi con người là một vũ trụ nhỏ trong cái đại vũ trụ rộng lớn của đất trời. Cái tiểu vũ trụ ấy không biến mất đi trong cái đại vũ trụ mênh mông này. Mà thời gian của vũ trụ là vô cùng, vô tận nên con người cũng không có nhiều cảm giác lo âu về sự trôi chảy của thời gian. Họ đón nhận nó bằng một thái độ an nhiên, bình thản:
Nhưng đến với Thơ mới, trào lưu thơ của sự thức tỉnh ý thức cá nhân, con người có khát vọng được khẳng định giá trị, khẳng định ý nghĩa đích thực của sự tồn tại. Ở “Vội vàng”, dùng chính tuổi trẻ làm thước đo cho thời gian, Xuân Diệu đã hối thúc, giục giã con người nhận ra một thực tế nhuốm màu bi kịch: Thời gian của vũ trụ là vô hạn nhưng tuổi trẻ con người thì hữu hạn và quá ngắn ngủi trước đất trời. Bằng cảm thức tinh nhạy và mới mẻ ấy, nhà thơ đã hối thúc con người hãy tăng cường độ sống để tận hưởng khi tuổi xuân, tuổi trẻ vẫn còn. Có lẽ Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên nhìn thấy cái xuân đi trong xuân đến, cái xuân qua khi xuân thì:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
bởi đơn giản, với ông, cuộc đời sẽ không còn nhiều ý nghĩa khi tuổi xuân đã mất, tuổi trẻ chẳng còn. Xuân Diệu kêu gọi, thức tỉnh những con người đang tự ru ngủ mình trong quỹ thời gian bốn mùa không thay đổi. Dưới con mắt xanh non của ông, mọi sự vật cũng đang nằm trong quỹ đạo của sự cuống quýt, vội vàng:
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
Chim thì thầm bỗng dứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Cơn gió, cánh chim dường như cũng đang vội vàng, hối hả vì nỗi dự cảm lo âu về sự tồn tại ngắn ngủi của đời mình. Tạo vật còn thế huống chi là con người. Bởi thế, qua nỗi niềm lo lắng ấy, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ tới người đọc một thông điệp giàu ý nghĩa: Hãy trân trọng thời gian và tuổi trẻ của đời người; hãy tăng cường độ sống lên khi “mùa chưa ngả chiều hôm”!
3) Đổi mới trong hình thức thể hiện:
“Vội vàng” cuốn người đọc đi trong một nguồn cảm xúc dồi dào, mãnh liệt. Xúc cảm ấy bắt nguồn từ một thể thơ tự do hết sức linh hoạt. Từ những câu thơ năm chữ mở đầu như giãi bày tâm trạng:
nhịp thơ bất chợt hối hả lao đi để phô bày trước mắt người đọc một bàn tiệc trần gian vẫy gọi mọi người. Hình ảnh tân kì, mới mẻ, cuộc sống sống động, tươi xanh, hấp dẫn khác xa với một thế giới cũ kĩ, già nua trong thơ ca trung đại. Điều đặc biệt hơn, khi cảm nhận được vẻ đẹp non tơ của cuộc sống trần gian, Xuân Diệu đã kết hợp trong thơ trữ tình một giọng điệu tranh luận sôi nổi, hăng hái, mãnh liệt, hùng hồn:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời …
Tất cả đều hướng tới mục đích lay động những con người lâu nay vẫn đang an nhiên, tự tại trước thời gian trôi chảy, từ đó thúc giục mọi người hãy sống gấp gáp, vội vã khi mùa xuân và tuổi trẻ vẫn còn. Bởi thế, đoạn ba của bài thơ bất chợt ngắn lại như một lời khẳng định:
Tiếp đó, hệ thống các động từ mạnh xuất hiện một cách liên tiếp, dồn dập: riết – say – thâu – hôn – cắn … thể hiện một tâm trạng vồ vập, náo nức, say mê trước vẻ đẹp của cuộc sống. Hình ảnh “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thực sự là một sự sáng tạo lạ kì, thể hiện một tâm thế mãnh liệt muốn vơ vào mình tất cả vẻ thanh tơ của cuộc sống. Đằng sau sự mới mẻ, tân kì về mặt hình thức trong ngôn từ, hình ảnh ấy, người đọc cảm nhận được một thông điệp đáng quý, đáng trân trọng: Cuộc đời, mùa xuân và tuổi trẻ chính là vốn quý nhất của đời người. Hãy biết giữ gìn, nâng niu để dâng hiến, để tận hưởng và hưởng thụ bởi còn gì đẹp hơn là thiên đường của cuộc sống trần gian đang hiện hữu trước mắt mọi người. Có lẽ với nhà thơ Xuân Diệu, cuộc sống này chỉ gói gọn trong chữ cường độ:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!
Em ơi em, tình non sắp già rồi
và sự dâng hiến:
Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp
Và lòng tôi, mời mọc bạn chia nhau
Cả một đời bền bĩ lao động, sáng tạo và dâng hiến trên hành trình chạy đua với thời gian để được sống và được yêu, nhưng cũng thật kì lạ, suốt một đời, Xuân Diệu lại sống trong cảnh cô đơn, khắc khoải, đợi chờ. Tạo hóa thật khéo trêu ngươi khi để cho nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ lại luôn phải bồn chồn kiếm tìm một tình yêu trong nỗi đợi chờ khắc khoải. Có lẽ đời ông cũng như thân tằm dâng hiến cả đời mình để đứt ruột thành tơ. Thuở sinh thời, Xuân Diệu khao khát được lao động, được sáng tạo, được dâng hiến hết tất cả sinh lực và bầu máu nóng của mình để đến khi thần chết có đến gõ cửa thì mình chỉ còn lại là cái xác khô. Và ông đã làm đúng như điều ông tâm niệm. Đã mấy thập kỉ trôi qua kể từ ngày nhà thơ Xuân Diệu từ giã cõi đời bụi bặm, biết bao người trẻ, người đang yêu vẫn say mê tìm và đọc để cùng được tâm sự với những vần thơ ông viết. Với họ, Xuân Diệu mãi mãi là nhà thơ của tình yêu và đích thực là nhà thơ của một mùa xuân huyền diệu!
GV trường THPT Quỳnh Lưu 2
Xã Quỳnh Văn – huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An
Số điện thoại: 0963.730.739
Hình Ảnh Của Bà Tú Trong Bài Thơ “Thương Vợ” Của Trần Tế Xương
Trần Tế Xương (hay Tú Xương) (1870 – 1907), quê ở tỉnh Nam Định, là một nhà thơ xuất sắc, có đóng góp không hề nhỏ cho nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc bén, lấy tiếng cười làm vũ khí sắc bén để chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn của xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình chất chứa biết bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về cuộc đời và tình người sâu nặng. “Thương vợ” là một bài thơ tiêu biểu trong số đó. Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả, đảm đang, luôn lặng lẽ hi sinh vì chồng con, đồng thời thể hiện nỗi niềm tâm sự, chan chứa tình yêu thương nồng hậu, sự cảm thông của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cod khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Xưa nay, hình ảnh người vợ thường hiếm gặp trong văn học trung đại Việt Nam nhưng lại là đề tài quen thuộc trong thơ Tú Xương. Hình tượng người vợ được tác giả khai thác phong phú, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, “Thương vợ” là bài thơ hya và cảm động nhất của ông khi viết về bà Tú.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết là một người phụ nữ vất vả, lam lũ, gắn với bao nỗi gian truân khó nhọc trong cuộc sống:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Mở ra bài thơ là cặp câu khuyết chủ ngữ, tuy nhiên bằng trạng từ “quanh năm” được đảo lên đầu câu đi liền với từ ghép “buôn bán” đã cho người đọc hình dung ra người mà tác giả muốn nhắc đến chính là bà Tú. “Quanh năm” ý chỉ làm việc liên tục, thười gian không giới hạn từ năm này qua năm khác. Sự khổ cực của công việc mưu sinh còn được thể hiện rõ hơ qua “mom sông” – đó là khoảng không gian chênh vênh, nguy hiểm ở bờ sông, nơi có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Tuy thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông bến chợ để kiếm sống. Nó không chỉ là cơ cực, vất vả, dãi nắng dầm mưa mà đôi vai nhỏ bé của bà phải gánh chịu mà bà còn phải đối mặt với bao mánh khóe của cuộc đời đen bạc. Rồi những khi thười tiết khắc nghiệt, địa thế càng khó khăn hiểm trở thì bà lại phải cố gắng nhiều hơn để nuôi “năm con với một chồng”. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, đòi hỏi hàng ngày, lại còn thêm cả ông chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bận tâm, lo lắng cho vợ. Mà nhu cầu của ông chồng nào có ít ỏi gì, nó đủ làm thành một phía để cân bằng với năm đứa con. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng lên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Kể sao cho xiết những nhọc nhằn, cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình.
Cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả là sự thiệt thòi của bà Tú, mọi khó khăn như dồn lên bà một cách nặng nề:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Nghệ thuật đối “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”; “quãng vắng”, “đò đông”, phép ẩn dụ “thân cò” chứ không phải “con cò” như trong ca dao vừa thể hiện được cá tính riêng, sự sáng tạo mang tính chất thời đại trong phong cách thơ ca thi sĩ, vừa đồng nhất thân phận của bà Tú và người phụ nữ xưa với hình ảnh con cò để nói lên sự cơ cực, số phận thiệt thòi của người phụ nữ làm trụ cột gia đình:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”
Đảo từ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu càng nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của công việc mà bà Tú làm. Sự đối xứng giữa các hình ảnh đưa không gian từ cái rợn ngợp, hiu hắt vắng vẻ đến chỗ đông đúc nhộn nhịp tạo nên cái bươn chải, chạy đôn chạy đáo, vừa phải thích nghi với hoàn cảnh, vừa phải kiếm tiền nuôi chồng con của bà Tú. Sức vóc của một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng con một cuộc sống dẫu không phải sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có! Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Người phụ nữ nhỏ bé dù công việc mưu sinh nhọc nhằn nhưng bà luôn hi sinh, không bao giờ oán trách một lời:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mua dám quản công”
Nhà thơ một lần nữa đã mang chất liệu dân gian vào trong thi phẩm của mình. Thành ngữ “một duyên hai nợ” ẩn dụ cho những gánh nặng đang đặt trên vai bà Tú và “năm nắng mười mưa” chỉ những khó khăn vất vả bà phải trải qua mỗi ngày. Hai câu thơ khuyết chủ ngữ cùng nghệ thuật đối giữa hai thành ngữ đi sâu vào diễn tả suy nghĩ, quan niệm của bà Tú: nên vợ chồng là do duyên số, “duyên tốt” thì nhàn, ngược lại nếu cuộc sống vợ chồng lận đận, vất vả thì đó là “nợ” mà người phụ nữ phải trải trong kiếp người. Chính vì vậy, tuy cuộc sống hiện tại tuy vất vả trăm bề nhưng bà vẫn chưa một lần kêu than, phàn nàn, vẫn chấp nhận và bằng lòng vun vén lo toan cho gia đình.
Cổ nhân có từng dạy: “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” nhưng vì miếng cơm manh áo, vì tình yêu thương với chồng con, bà Tú cam đảm vượt qua tất cả. Bà luôn là người phụ nữ đảm đang, chu đáo, một mình bà “nuôi” đủ cả năm con và một chồng mà không một lời oán trách, than vãn. Bà hi sinh thầm lặng vì chồng con, luôn là hậu phương vững chắc cho người thân. Ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. Bà là đại diện cho người phụ nữ truyền thống ở Việt Nam với đức tính chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng yêu thương. Giữa thời thế xô bồ hỗn độn, hình ảnh bà Tú xuất hiện với những câu thơ chân thành, giản dị, mộc mạc của Tú Xương như một lời động viên, khích lệ và khuyên nhủ những người phụ nữ hãy nhìn nhận lại bản thân mình, hãy vượt lên trong mọi hoàn cảnh. Đừng vì đồng tiền hay bất cứ một thứ danh lợi phù phiếm nào mà mất đi danh dự và phẩm giá của mình. Đồng thời, những người chồng, người đàn ông phải cảm thông chia sẻ, quý trọng người phụ nữ của mình, cùng gánh vác mọi chuyện trong gia đình và cuộc sống với họ.
Bài thơ sử dụng thể thất ngôn bát cú cùng ngôn ngữ tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố trữ tình và trào phúng, nhà thơ đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật có tính đột phá, đó là bức chân dung của người vợ đảm đang đã được tác giả nâng lên thành hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam: tháo vát, cần cù, chịu khó, giàu đức hi sinh và chan chứa tình yêu thương.
“Thương vợ” của Trần Tế Xương thành công bởi hình tượng bà Tú – một người hội tụ những phẩm chất cao quý của phụ nữ: tảo tần, gánh vác gia đình với những gánh nặng đè lên đôi vai gầy. Đa số phụ nữ ngày nay đều làm chủ tài chính, gánh vác gia đình, tham gia vào mọi mặt trong sự vận động của xã hội như chính trị, kinh tế. Dầu vậy, tấm lòng son sắc thủy chung, những phẩm chất cao đẹp đã ăn sâu vào mỗi người, từng phút giây họ sống phần lớn đều dành cho những người thân yêu. Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó trong xã hội, nhiều người sống vì danh lợi, ganh đua không lành mạnh, giẫm đạp lên nhau mà sống. Họ chỉ biết đến lợi ích riêng, lười biếng, thích hưởng thụ. Những người như vậy thật đáng lên án! Hình ảnh bà Tú là một tấm gưog sáng cho chúng ta noi theo, hãy sống cho chính mình nhưng phải nghĩ đến cảm nhận của người khác, sống trong tập thể hãy hào đồng, đừng nhỏ mọn, ích kỉ.
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Yếu Tố Trào Phúng Trong Bài Thơ Thương Vợ trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!