Top 4 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa Mới Nhất 2/2023 # Top Like
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất.
Truyện Cổ Tích Sọ Dừa
Sọ Dừa
Ngày xửa ngày xưa có 2 vợ chồng đi làm người ở cho 1 gia đình phú ông giàu có từ khi còn nhỏ. 2 vợ chồng sống rất hiền từ nhưng đã ngoài 50 tuổi rồi mà vẫn chưa có một mụn con. Một hôm bầu trời nắng rất gay gắt, người vợ phải đi vào trong rừng kiếm củi cho gia đình phú ông, lúc quá khát nước mà người vợ ko tìm đâu ra một chút nước, sau cùng không còn cách nào khác bà đành phải liều mình uống chút nước ở trong cái sọ người tại dưới 1 gốc cây to. Một điều rất lạ kì, khi uống nước trong sọ vào, bà cảm thấy rất khoan khoái hết sức, mát tới tận ruột gan. Và từ đó bà đã có thai, nhưng một thời gian sau thì người chông mất. Trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai bà đã sinh ra 1 cục thịt tròn long lóc có hình dạng như cái sọ, có đầy đủ mặt mũi, miệng, tai, nhưng ko hề có chân tay. Người chồng bà thì đã qua đời, lại sinh ra 1 quái thai, bà rất phiền lòng, định mang chôn sống nó đi. Nhưng bỗng cục thịt cất tiếng gọi bà:
– Mẹ ơi! Con vẫn là con người đấy mẹ ạ. Mẹ đừng có vứt bỏ con đi mà khổ thân con !
Bà rất xúc động, ôm cục thịt vào trong lòng và nâng niu cho bú. Bà đặt tên cho đứa con mình là Sọ Dừa.
Phú ông nghe tin bà sinh ra một quái thai liền bắt bà mang đi chôn sống, nhưng bà ko chịu. Phú ông bèn đuổi bà ra ở chiếc lều tranh tại góc vườn. Nhưng hằng ngày Phú ông vẫn bắt bà phải đi làm cho nhà ông. Mỗi ngày đi làm về bà mang phần cho Sọ Dừa 1 nắm cơm. Sọ Dừa lớn nhanh như thổi và càng ngày càng hiểu biết, khôn ngoan. Hàng xóm và những người xung quanh lâu ngày cũng quen dần và ngày một yêu quý Sọ Dừa hơn.
Hàng ngày, khi người mẹ đi làm cho nhà phú ông thì Sọ Dừa biến thành 1 cậu bé rất xinh xắn, quét dọn nhà cửa ngăn nắp đâu vào đấy, sau đó lại chui vào cái sọ như cũ. Lúc đầu bà mẹ thấy rất lạ kì, nhưng theo dõi mãi ko thấy chuyện gì cho nên cũng đành thôi.
Một hôm bà mẹ buồn rầu nói với Sọ Dừa rằng:
– Nhà người ta, khi con lên 7 lên 8 đã biết cách dắt bò dắt trâu đi chăn, con thì mẹ không trông đợi được gì! Phú ông có 1 đàn dê, cần tìm người nào đó mang đi chăn mà mẹ vẫn chưa tìm được ai.
Sọ Dừa nói với mẹ:
– Mẹ ơi, con có thể chăn được, mẹ nói với Phú ông cho con đi chăn đi !
Thấy Sọ Dừa quả quyết là mình sẽ làm tốt công việc, bà mẹ mạnh dạn đi sang nhà phú ông để thưa chuyện. Ban đầu phú ông còn có chút hơi e ngại nhưng về sau ông ta cũng đồng ý cho Sọ Dừa được chăn thử một vài hôm, nếu làm tốt ông ta mới mướn.
Người mẹ thấy phú ông chập nhận cho Sọ Dừa chăn thử nên rất vui mừng. Quả nhiên Sọ Dừa chăn rất giỏi, con nào con nấy cũng no căng bụng béo tốt. Phú ông rất ưng vì đàn dê của ông ta ngày càng béo, Sọ Dừa thì lại ăn rất ít, ngày chỉ hai nắm cơm nhỏ.
Sọ dừa đem đàn dê đi chăn ở dãy núi khá xa làng, hàng ngày phú ông giao cho ba người con gái của ông ta thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai người chị thì lúc nào cũng xa lánh Sọ Dừa, mang cơm đến họ chỉ để dưới gốc cây gần đó rồi gọi, mặc cho Sọ Dừa tự lăn tới ăn. Còn cô con gái út, lần nào cô cũng mang cơm tới tận nơi cho Sọ Dừa.
Một hôm, cô út mang cơm cho Sọ Dừa, khi cô lại gần chỗ Sọ Dừa và bầy dê thì cô nghe văng vẳng tiếng sáo véo von, khi trầm khi nhặt làm cho cô cảm thấy xao xuyến. Không thấy Sọ Dừa đầu, cô chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú tuổi trạc mười bảy đang nằm trên chiếc võng đào miệng thổi sáo. Thấy có người đến chàng trai lại trở lại hình dáng Sọ Dừa lăn lông lốc. Kể từ khi đó, cô út biết rằng Sọ Dừa không phải người trần, cô đem lòng thầm yêu trộm nhớ Sợ Dừa, có thức ăn ngon, cô lại mang thật nhiều tới cho Sọ Dừa.
Thế rồi, bỗng một hôm, Sọ Dừa đòi mẹ đi tới nhà phú ông xin hỏi một trong ba người con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ đang uống giở hụm nước cũng phải phì cười nói:
– Con ơi, con gái phú ông cả ba đều xinh đẹp, ai lại chấp nhận lấy mày, nhiều trai làng hỏi mà ông ấy còn không ưng.
Sọ Dừa vẫn tha thiết năn nỉ mẹ mình. Để chiều lòng đứa con, bà cũng đành phải kiếm một buồng cau rồi liều mình sang hỏi nhà phú ông. Vừa nghe xong bà trình bày, phú ông cười mỉa một cái rồi nói:
– Nếu như nhà mụ đủ khả năng sắm đủ những lễ vật mà ta yêu cầu thì ta sẽ gả một trong ba đứa cho con trai mụ. Lễ vật gồm có một chĩnh vàng cốm, 10 tấm lụa đào, 10 con heo thật béo, 10 thùng rượu tăm. Và phải có một căn nhà ngói năm gian để cho con gái ta về ở, chứ ta không thể để nó sống trong ngôi nhà rách nát của mụ được.
Phú ông nghĩ trong bụng rằng thách thế thì nó có làm cả đời cũng chả đủ tiền sắm lễ. Bà mẹ trở về nhà, bảo với con trai:
– Con à, phú ông thách cưới cao lắm, nhà mình không sắm nổi đâu con. Thôi con từ bỏ ý định cưới con gái phú ông đi.
Nghe xong người mẹ kể về những lễ vật phú ông thách. Sọ Dừa nói:
– Mẹ cứ yên tâm, con sẽ có cách lo đầy đủ lễ vật.
Quả nhiên ngày hôm sau, Sọ Dừa đã sắm đầy đủ tất cả những lễ vật mà phú ông yêu cầu, bà mẹ tỉnh dậy mà cứ tưởng mình nằm mơ vì căn nhà lá đã biến mất được thay thế bằng ngôi nhà ngói 5 gian đẹp đẽ, bà thì đang nằm trên một chiếc giường có đủ chăn hoa nệm gấm. Ngoài sân, mấy chục người hầu hạ quần áo đầy đủ màu sắc đã sẵn sàng cùng hai mẹ con sang nhà phú ông hỏi vợ.
Đến lúc này phú ông không còn cách để từ chối, nhưng ông ta nghĩ có đủ lễ vật thì ba đứa con gái ông ta chắc chẳng có đứa nào đồng ý lấy thằng người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm đấy cả.
Phú ông cho gọi ba cô con gái ra hỏi lần lượt:
– Nào con gái lớn của ta, con có đồng ý lấy Sọ Dừa con trai mụ ta làm chồng không
Cô ta bĩu môi một cái rồi quay ngoắt đi vào trong phòng
Phú ông hỏi tiếp cô con gái thứ hai:
– Giờ đến con đấy con gái, con có đồng ý lấy thằng Sọ Dừa làm chồng không?
Cô ta cũng như người chị mình, cười một cái khinh bỉ rồi buông câu:
– Con có điên đâu cha mà đi lấy thằng đó làm chồng
Đến cô con gái thứ ba, phú ông hỏi:
– Giờ chỉ còn con thôi con gái, con có đồng ý không?
Cô út nhỏ nhẹ đáp:
– Dạ thưa cha, con đồng ý!
Phú ông rất ngạc nhiên miệng há hốc, nhưng ông ta giờ đây phải đồng ý vì lễ vật đã đủ, người cũng đã thuận.
Chiều hôm ấy, Sọ Dừa đón dâu về nhà. Lễ cưới được tổ chức linh đình, Sọ Dừa cho mời tất cả lối trên xóm dưới tới dự, tiếng cười nói rôm rả. Đến tối, khi các cây nến đã thắp sáng trưng nhà trên nhà dưới thì không ai thấy Sọ Dừa đâu cả, từ phòng bên bước ra là một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú với nét mặt sáng ngời, chàng trai nắm tay cô dâu và nói:
– Thưa các cụ, thưa các bác các anh chị cùng bà con hai họ, tôi là Sọ Dừa. Vợ chồng tôi xin được cảm tạ tấm lòng của mọi người đã đến chung vui cùng chúng tôi trong ngày trọng đại này.
Bà mẹ ôm trầm lấy cô con dâu, mừng rỡ không nói lên lời. Tất cả mọi người ai nấy cũng rất vui mừng, mừng vì Sọ Dừa được làm người, mừng vì cô con gái út phú ông lấy được người chồng tốt. Riêng chỉ có hai cô chị là tức tối đố kị với cô em gái mình.
Sau khi cưới vợ, Sọ Dừa rất chăm chỉ dùi mài kinh sử, đến kì thi bảng, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên và được nhà vua rất trọng dụng vì chàng tài trí hơn người.
Một thời gian sau thì người mẹ già yếu qua đời, quan trạng Sọ Dừa từ kinh đô trở về chịu tang mẹ được ít hôm sau thì nhận được chiếu chỉ của nhà vua phải đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho người vợ một con dao, một hòn đá lửa, 2 quả trứng gà và dặn dò kĩ phải luôn mang 2 thứ đó bên mình để phòng thân, sẽ có lúc dùng tới.
Hai người chị gái đem lòng ghen ghét đố kị đã lâu vì thấy em gái lấy được người chồng vừa tuấn tú, lại giỏi giang quyền cao chức trọng. Giờ chúng lập mưu hãi hại em chiếm chồng. Một hôm, hai người chị rủ em gái mình đi chơi thuyền trên biển, khi thuyền đã ra xa, hai người chị đẩy thuyền em ra xa, giấu hết tay chèo làm cho thuyền cô em út chìm nghỉm.Một con cá kình đã nuốt chửng cà thuyền và người vào trong bụng nó.
Nhớ tới 3 vật người chòng đã dặn kĩ mang theo bên mình, cô lấy con dao đâm vào bụng cá, con cá vùng vẫy một lúc rồi nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Xác cá trôi vào bờ một hòn đảo hoang, cô khoét bụng cá rồi chui ra. Sẵn sao, cô xẻ thịt cá ra làm nhiều miếng, phần thì phơi khô, phần cô muối để ăn dần. Cô dùng hòn đá lửa đánh để lấy lửa sưởi ấm và nấu chín thức ăn. Hai quả trứng gà trong bọc đủ ngày đủ tháng đã nở thành hai con gà một trống một mái.
Ngày tháng dần trôi, cô một mình sống trên hoang đảo, con gà mái đẻ rất nhiều trứng, đàn gà cứ thế mà đông dần. Bỗng một buổi chiều, cô nghe thấy con gà trống gáy:
– ó ò o!… phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về!
Cô chạy ra thì thấy có một chiếc thuyền lớn đang tiến tới đảo. Cô mừng lắm vì thấy mình cũng sắp được cứu trở đất liền. Con thuyền mỗi lúc một gần, nhìn lên mui thuyền cô nhận ra ngay đấy chính là chồng mình Sọ Dừa. Gặp nhau hai vợ chồng ôm trầm lấy mừng rỡ không nói lên lời.
Hai vợ chồng lên thuyền trở về nhà, được nghe vợ kể lại chuyện, Sọ Dừa căm phẫn lắm. Vừa về tới nơi, Sọ Dừa giấu vợ vào phòng không cho ai biết, bên ngoài chàng cho mở tiệc linh đình, mời cả hai họ lẫn bà con lối xóm tới dự mừng ngày trở về.
Hai người chị gái thấy chồng em trở về nên ăn mặc rất lộng lẫy, trang điểm kĩ càng sang dự tiệc nhằm lôi cuốn sự chú ý của Sọ Dừa. Vừa ngồi vào mâm, cả hai đã thi nhau kể việc em mình bị chết đuối ra sao, hai chị cố gắng cứu em thế nào nhưng vẫn không được.
Sọ Dừa vẫn chỉ cười không nói gì, đang lúc tiệc rất vui, Sọ Dừa đứng lên xin phép mọi người được vào trong buồng dẫn ra một người bạn để chào hai họ và dân làng. Trong buồng, cô út bước ra trước sự ngỡ ngàng. Hai người chị thấy em gái bủn rủn chân tay, nhân lúc mọi người đang mừng rỡ cô út vẫn còn sống trở về thì cả hai lẻn ra ngoài trốn đi biệt tích.
Vài Nét Tìm Hiểu Về Vai Trò Của Yếu Tố Kì Ảo Trong Truyền Thuyết, Truyện Cổ Tích Và Truyền Kì
Như chúng ta đã biết Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển. Diễn tiến của văn học như một hệ thống với sự hình thành tồn tại thay đổi có mối quan hệ khăng khít chặt chẽ với thời kỳ lịch sử như hai mặt của một tờ giấy
Trong quá trình vận động Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân, văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết người sau kế thừa giá trị của người trước tạo nên giá trị mới. Sự vận động từ văn học dân gian sang văn học viết diễn ra một cách tự nhiên nhưng không nằm ngoài quy luật vận động của nền văn học. Chính văn học dân gian đã trở thành nguồn mạch mát lành nuôi dưỡng cho nền văn học viết Việt Nam ngày càng khởi sắc. Trong quá trình đó Văn học dân gian và văn học trung đại tuy là hai bộ phận văn học có phương thức sáng tác khác nhau nhưng lại có quan hệ gắn bó rất mật thiết. Trong mối quan hệ với văn học trung đại Việt Nam thì văn học dân gian đóng vai trò là ngọn nguồn, là nền tảng. Đối với nền văn xuôi trung đại, kho tàng truyện kể dân gian có vai trò và ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển thể loại văn học tự sự về nhiều mặt. Có thể nói kho tàng truyện kể dân gian chính là một trong những nguồn suối trong mát đã nuôi dưỡng cho khu vườn tự sự Việt Nam mãi mãi xanh tươi. Tìm hiểu tác động ngược lại của văn học trung đại đối với văn học dân gian, các nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc,… chỉ ra tác động của văn học trung đại đối với việc tạo nên chất liệu, nguồn cảm hứng làm cho một số hình thức biểu hiện của văn học dân gian được nâng cao lên tầm cao mới. Trong quá trình tìm hiểu các thể loại tự sự dân gian như truyền thuyết, cổ tích và thể loại truyền kì của văn học trung đại, chúng ta nhận thấy sự hiện diện của các yếu tố kì ảo.
Trong tác phẩm văn học, yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn. Trong bài viết, chúng tôi tìm hiểu vai trò các yếu tố kì ảo của văn học dân gian qua thể truyền thuyết ( Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy), truyện cổ tích thần kì ( Truyện Tấm Cám) và thể loại Truyền kì ( Chuyện chức phán sự đền Tản Viên– Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).
Đến với thể loại truyện cổ tích thần kì: Chức năng của cổ tích là nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người, đồng thời giáo dục con người khát vọng hướng thiện. Truyện cổ tích là truyện hư cấu có chủ tâm và mang tính nghệ thuật . Chức năng và đặc điểm nghệ thuật ấy của truyện cổ tích biểu hiện khá rõ trong truyện cổ tích thần kì. Mang chức năng nhận thức con người, nhận thức những quan hệ giữa con người với con người…nên truyện cổ tích thần kì hướng về đời sống xã hội, lấy con người (chủ yếu là những người lao động nghèo khổ, lương thiện) làm nhân vật trung tâm. Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng ở việc hình thành thế giới cổ tích. Truyện cổ tích thần kì thể hiện chức năng nhận thức con người, nhận thức xã hội qua việc phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có nội dung rất quan trọng là phản ánh xung đột, mâu thuẫn xã hội. Xung đột, mâu thuẫn xã hội, khi đi vào thế giới cổ tích trở thành xung đột, mâu thuẫn truyện và yếu tố thần kì có vai trò to lớn, không thể thiếu, trong sự phát triển tình tiết, giải quyết xung đột, mâu thuẫn của truyện. Trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng như nhiều truyện cổ tích thần kì khác xung đột trong truyện cổ tích thần kì luôn luôn được giải quyết nhờ sự can thiệp của các lực lượng thần kì. Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì là yếu tố có vai trò biến thực tế cuộc sống thành thế giới cổ tích. Người nghe say mê thế giới cổ tích, trước hết là họ say mê chính cái thần kì trong thế giới cổ tích. Nhờ sự phù trợ của lực lượng thần kì, xung đột được giải quyết bao giờ cũng theo hướng người tốt, thật thà, lương thiện chiến thắng, hạnh phúc; kẻ xấu, tham lam, độc ác thất bại, bị trừng trị đích đáng. Sự chiến thắng và hạnh phúc của nhân vật hiền lành, lương thiện trong truyện cổ tích thần kì gần như chỉ là biểu hiện của niềm tin vào triết lí ở hiền gặp lành và ước mơ công lí của nhân dân mà thôi. Có nhận xét về truyện cổ tích cho rằng:các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận, nhờ có sự hư cấu kì ảo này họ đều được hưởng hạnh phúc.
Qua hàng ngàn năm, văn học dân gian Việt Nam vẫn giữ được sức sống lâu bền của nó, trở thành cội nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt và là mảnh đất màu mỡ ươm mầm và phát triển những tài năng nghệ thuật. Văn học dân gian là chiếc cầu vô hình nối quá khứ với hiện tại, tương lai; gắn kết tình cảm mọi thế hệ con người Việt Nam. Đó chính là sự khởi nguồn, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Nói đến thể truyền kì, tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được xem là tác phẩm mở đầu mẫu mực trong văn học trung đại Việt Nam- xứng đáng là “ Thiên cổ kì bút”, “ áng văn hay của bậc đại gia”. Truyền kì mạn lục mượn yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa để phản ánh xã hội đương thời. Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với hiện thực. Cảm hứng của Nguyễn Dữ khi sáng tác Truyền kì mạn lục là lấy cái “ kì” để nói cái “ thực”. Tác phẩm có sự kết hợp của yếu tố kì và thực trong bút pháp nghệ thuật. Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên có vẻ như “ người thực, việc thực” bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể, xác định đến cả thời gian, địa điểm. Nhưng chính câu chuyện về Ngô Tử văn lại cũng chứa đầy tính li kì, huyền hoặc bởi sự xuất hiện của thế giới Minh ti. Chịu ảnh hưởng từ tư duy thần linh siêu hình của các sáng tác dân gian, của những truyện kì quái phương Bắc, Nguyễn Dữ đã đưa vào các câu chuyện của ông nhiều yếu tố hoang đường, huyền ảo. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, trước hết, có thể kể đến sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo trong thế giới nhân vật như hồn ma tên tướng giặc phương Bắc, quỷ, quỷ Dạ Xoa, Thổ công, Diêm Vương, các phán quan. Tất cả các nhân vật này đều thuộc về cõi âm. Trong Truyền kỳ mạn lục, cái kỳ ảo được Nguyễn Dữ sử dụng một cách có ý thức như một thủ pháp nghệ thuật, còn cái hiện thực được hiểu là toàn bộ hiện thực muôn mặt của cuộc sống đời thường với biết bao cảnh đời đau khổ. Hai yếu tố hiện thực và kỳ ảo có mối quan hệ gắn bó. Ở hầu hết các truyện trong Truyền kỳ mạn lục, hai yếu tố đó đan xen vào nhau, tương tác nhau để cùng bộc lộ tư tưởng của tác giả và nội dung của tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức kể chuyện làm cho câu chuyện được kể thêm hấp dẫn, tăng tính chất lãng mạn, trữ tình.
Nếu nhìn trong sự vận động của yếu tố kì ảo trong văn học, ta nhận thấy yếu tố kì ảo trong truyền kì có sự kế tục cả hai thể loại văn học dân gian nêu trên trong việc phản ánh quan niệm, phản ánh ước mơ và tư duy siêu hình. Bên cạnh đó thể loại văn học này đã thể hiện điểm mới trong quan niệm của tầng lớp trí thức phong kiến mang tinh thần dân tộc. Trong truyền kì dấu ấn cá nhân ( của tác giả và tầng lớp trí thức ) được bộc lộ.
Từ những cốt truyện dân gian, Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Đoàn Thị Điểm (thế kỉ XVIII) khi viết những tác phẩm truyền kì đã hư cấu chúng thành những câu chuyện hoàn chỉnh vừa có yếu tố lãng mạn, vừa có tính tư tưởng nhân văn sâu sắc, vừa có giá trị nghệ thuật cao. Kho tàng truyện kể dân gian không chỉ có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của các thể loại tự sự văn xuôi, mà còn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển các thể loại tự sự văn vần của văn học thời trung đại.
( Lê Thị Nghĩa- GV Ngữ văn, Tổ trưởng CM- Trường THPT Dương Xá)
Kể Lại Truyện Cổ Tích Sọ Dừa Bằng Lời Của Nhân Vật Sọ Dừa
Đề bài: Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của nhân vật Sọ Dừa
Tôi là Sọ Dừa, sứ giả của nước Nam, tôi mới trở về nước sau chuyến đi xa. Niềm hạnh phúc của tôi trọn vẹn hơn khi tôi đã gặp lại người vợ yêu quý của mình. Sau biết bao biến cố, thăng trầm gia đình tôi đã yên ấm, chúng tôi lại dịp bên nhau. Tôi bùi ngùi nhớ lại câu chuyện về cuộc đời sóng gió, thử thách của chính mình.
Sự ra đời của tôi là một điều kì lạ với bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi rất nghèo nhưng ăn ở hiền lành, nhân đức, chẳng làm hại ai bao giờ. Bố mẹ tôi phải làm thuê cho gia đình phú ông giàu có. Ẩy vậy mà sao trời chẳng thương, đã năm mươi tuổi mà vẫn chưa có được một mụn con. Mẹ tôi rất buồn khổ về việc này.Thế rồi, vào một hôm trời nắng to, bà vào rừng hái củi cho chủ. Vì khát nước quá mà không tìm thấy suối, lại thấy cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bà liền bưng lên uống. Sự việc tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại khiến mẹ tôi có mang tôi. Chính vì uống nước mưa trong sọ dừa, nên sau này khi mẹ tôi sinh ra tôi một đứa bé không chân, không tay mà biết nói, nên mẹ tôi thương để lại nuôi, và đặt tên cho tôi là Sọ Dừa.
Cha tôi mất khi tôi chưa ra đời, nên mẹ tôi càng vất vả hơn. Còn tôi đã lớn 7,8 tuổi cũng chẳng giúp gì được cho mẹ, nên đôi lúc mẹ tôi hay than phiền. Tôi thấy thế bè xin mẹ đi chăn bò thuê cho nhà phú ông. Mẹ tôi phải thuyết phục phú ông rất lâu, phú ông mới đồng ý cho tôi đi chăn bò. Hằng ngày, tôi đến nhà phú ông lăn đàn bò ra đồng vào buổi sáng, chiều lại lăn về. Tôi chăn cả đàn bò, con nào con ấy đều căng tròn, béo tốt nên phú ông rất vừa ý. Nhà phú ông có ba cô con gái, buổi trưa vẫn thay nhau mang cơm ra đồng cho tôi. Tôi biết cô cả, cô hai vì thấy thân hình tôi dị dạng, nên hắt hủi tôi. Còn cô út – vợ tôi bây giờ, lại rất thương tôi. Trong thời gian đi chăn bò cho gia đình phú ông, tôi biết mình điều đặc biệt. Chiếc sọ dừa lăn lông lốc mà mọi người vẫn thấy chỉ là cái vỏ bề ngoài của tôi. Thoát khỏi chiếc vỏ kì dị ấy tôi sẽ là một chàng Sọ Dừa khôi ngô, tuấn tú. Từ khi biết mình có phép lạ, khác người nên những lúc rảnh tôi bỏ lốt sọ dừa hóa thân thành cậu bé, ngồi trông đàn bò và thổi sáo. Một hôm, đương lúc ngồi thổi sáo một mình, tôi thấy bên bụi cây có tiếng động lạ. Giật mình, tôi chui ngay vào chiếc vỏ dừa của. Về sau này khi tôi lấy cô út, vợ tôi mới nói nàng biết tôi là một chàng trai tài giỏi từ khi ấy. Cô út, ngày càng thương tôi, hay giấu những đồ ăn ngon mang đến cho tôi.
Thời gian đi ở tại gia đình phú ông không còn dài, phần vì tôi thương mẹ sống trong gia cảnh nhà neo người, phần vì thương cô út. Tôi xin với mẹ, sang nhà phú ông hỏi con gái ông làm vợ. Nghe tôi nói hết câu chuyện, mẹ tôi bàng hoàng, sửng sốt vì quyết định của tôi, nhưng bà thương con, nên cũng sắm buồng cau đến nhà phú ông. Phú ôn chê gia đình tôi nghèo khó, cười mỉa nói với mẹ tôi rằng: “Muốn hỏi được con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây”. Mẹ tôi về nhà, tôi thấy bà buồn lắm vì gia cảnh nhà tôi khó khăn, nên không đủ sính lễ cưới vợ. Tôi an ủi mẹ đừng lo lắng, và nói tôi sẽ lo đủ những thứ ấy. Vì tôi có phép thuật, nên những thứ phú ông nói chẳng làm khó được tôi. Ngày hẹn đến, tôi sắm đủ lễ vật. Và phú ông cũng hoa mắt trước của cải, đồng ý gả con gái cho tôi. Hai cô lớn không đồng ý, vì chê tôi xấu xí, cuối cùng cô út chấp nhận lấy tôi. Tôi vui lắm. Ngày cưới, nhà tôi cỗ bàn linh đình, còn tôi đã bỏ luôn vỏ sọ dừa để biến thành chàng trai tuấn tú, sánh bước bên cô con gái út xinh đẹp. Mọi người trong làng ai cũng chúc phúc cho tôi, còn hai cô chị vợ thì ghen tức ra mặt.
Một thời gian sau, tôi cô gắng học hành để thi cử thành danh. Mùa thi năm ấy, tôi đỗ trạng nguyên, rồi được vua sai đi sứ nước láng giềng.Trước khi chia tay vợ, tôi có đưa cho nàng một con dao, hai hòn đá và hai quả trứng tôi dặn dò vợ cẩn thận tôi mới yên tâm lên đường. Tôi đi sứ không bao lâu thì trở về. Ngày về, tôi đi qua một hòn đảo hoang, thấy trên bờ có tiếng gà gáy lạ: ” Ò…ó…o… Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về”. Linh tính mách bảo cho tôi có sự chẳng lành, tôi bèn cho thuyền cập bến đi vào hòn đảo. Tôi rất bất ngờ khi thấy vợ tôi đang một mình cô quạnh nơi đảo hoang. Vợ tôi khóc nức nở kể chuyện cho tôi nghe rằng, lúc tôi đi chưa được bao lâu, hai cô chị ghen ghét với vợ tôi, nên rủ vợ tôi đi chèo thuyền rồi đẩy nàng xuống biển. Nàng đã bị cá kình nuốt vào bụng. Vợ tôi ghi nhớ lời tôi dặn, nên mang theo những thứ tôi chuẩn bị bên mình, nàng lấy con dao mổ bụng cá, rồi lên bờ đánh hai hòn đá ra lửa nướng thịt cá ăn. Hai quả trứng nở thành một đôi gà đẹp làm bạn với nàng. Nghe nàng kể xong mà tôi thấy thương người vợ hiền của mình nhiều hơn.
Tôi đón nàng lên thuyền. Ngày trở về tôi ở tiệc linh đình mời bà con làng xóm. Hai cô chị vợ thấy thế đến, khóc lóc thương tiếc vợ tôi vì sự ra đi của vợ tôi. Tôi không nói gì, lúc ấy vợ tôi trong nhà đi ra, hai cô chị xấu hổ quá không nói gì lặng lẽ bỏ đi biệt tích.Từ ấy, gia đình tôi sống hạnh phúc vui vẻ bên nhau. Những sóng gió, thử thách đã khiến chúng tôi gắn bó và trân trọng tình yêu đà dành cho nhau nhiều hơn.
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Yếu Tố Thần Kì Trong Truyện Cổ Tích Sọ Dừa trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!