Đề bài: Phân tích bài thơ Ngắm Trăng của tác giả Hồ Chí Minh
Bài làm
Được đánh giá chính là một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Có thể thấy được rằng trong chính cuộc đời cách mạng như cũng thật đầy gian truân nữa thì trăng với Bác như một người bạn tri kỷ, tri âm. Bài thơ “Ngắm trăng” cũng chính là một trong những bài thơ hay khi Bác cũng thể hiện được những tâm tư tình cảm của Bác.
Bài thơ “Ngắm trăng” được Bác Hồ viết trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó chính là giữa chốn lao tù, dưới chế độ Tưởng Giới Thạch, thì Bác đã thanh thản và viết lên những hồn thơ thật đẹp biết bao nhiêu:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa)
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).
Ngay ở câu thơ mở đầu trong bài thơ thì Hồ Chính Minh cũng lại tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt và thiếu thốn trăm bề “Trong tù không ruợu cũng không hoa”. Bác không tả những bức tường giam thật lạnh lẽo và những bộ mặt của cai ngục, thế nhưng mà hai chữ “ngục trung” mà Bác sử dụng nghe mới chua xót làm sao!. Đã ở trong tù thì làm gì có rượu và hoa cơ chứ. Nhắc đến rượu và hoa là người ta như cũng luôn là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ. Và hình ảnh hoa rượu như đã gắn liền với người thi sĩ ngày xưa đó là việc uống rượu và thưởng trăng. Hiện thực hiện ra vô cùng khắc nghiệt và thiếu thốn nơi ngục tù cũng không ngăn nổi trong trái tim yêu đời bao la của Người cảm hứng vẫn dạt dào, và như nồng đượm khiến Người phải thốt lên rằng:
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trong cảnh ngục tù đó thì người chiến sĩ và nói chính xác chính là người thi nhân đã quên đi hiện thực để có thể ngắm trăng. Trong tâm trí của người thi nhân này đây tay, chân đeo gong và xiềng xích nhưng vẫn cứ hướng qua song sắt của nhà tù để hỏi thăm người bạn tri kỷ – ánh trăng sáng. Thế rồi ánh trăng cũng không quên như cũng đã nhòm lại khe cửa kia để có thể ngắm nhà thơ.
Khi đứng trước sự hiện diện của trăng đẹp của cái đẹp đến thanh cao và vô ngần như cũng đã soi chiếu chính cái hiện thực tối tăm u ám của nhà tù dường như bị xóa nhòa hết. Tất cả dường như cũng đã lại nhường chỗ cho mối giao hòa thiêng liêng giữa nhà thơ tự do và khung cảnh thiên nhiên đẹp đến vĩnh cửu. Bác Hồ cũng đã lại hướng cái nhìn vào ánh trăng sáng trong đêm lao ngục kia như biết bao nhiêu lần khác đó chính là một hoàn cảnh sống cực kỳ gian khổ. Đau khổ là vậy thế cho nên Người luôn luôn biết hướng đến những cái cao cả, những cái đẹp đẽ nhất trong cuộc đơig. Độc giả như cũng nhận thấy được trong suốt bài thơ không hề có một âm thanh hay một tiếng động nhỏ nào như đã làm tôn lên được cái sâu thẳm vẻ đẹp trong tâm hồn của nhà thơ.
Qủa thật bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp giản dị mà khác lạ. Bài thơ như đã tôn lên một tâm hồn, một nghị lực hàm chứa tuyệt vời sâu sắc và đạo đức và hơn hết chính là nét đẹp trong tâm hồn của người chiến sĩ. Dù trong đau khổ, khó khăn Bác vẫn luôn luôn tin tưởng vào tương lai, luôn hướng đến ánh sáng đẹp đẽ, ánh sáng của tự do.
Minh Tân