Gọi ông là nhà thơ có lẽ chưa đủ, nhưng ông chỉ thích được gọi như thế. Hồi giữ chức Viện trưởng viện Văn học (1975 – 1985), ông đã thẳng thừng từ chối việc chuẩn bị hồ sơ để được phong học hàm Giáo sư, vì cho rằng ” làm một nhà thơ là đủ lắm rồi “. Thật ra ông còn là một học giả uyên bác, một nhà quản lý văn nghệ tài năng, tâm huyết. Đang làm Vụ trưởng Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương, ông được trên điều về thay thế Giáo sư Đặng Thai Mai nghỉ hưu ở tuổi 73, để giúp Viện Văn học hoàn thành tốt nhiệm vụ cầm cân nẩy mực đường lối văn nghệ của Đảng trong những năm đầu sau khi đất nước thống nhất.
2.Tính ông nghiện rượu. Bà Hồ Thị Hoa – người vợ hiền thục của ông luôn sắm sẵn cho chồng đủ loại rượu ngon trong nhà, kể cả thuốc giã rượu. Ấy nhưng ông lại thích đi uống ở ngoài, nơi có nhiều người đông vui. Hồi còn làm ở Viện Văn học, bạn bè và nhân viên cũ kể là mỗi sáng ông thường tạt qua 91 Bà Triệu uống rượu trước khi vào cơ quan. Buổi chiều tan sở đã thấy ông ở đó. Họa sĩ Hoàng Phượng Vĩ, con trai út nhà thơ cho biết, lúc nghỉ hưu, ông thường dậy từ 4 giờ sáng, đạp xe lọc cọc ra bến xe, ga tàu để có chỗ mua rượu và để có người cùng uống. Ông uống hết sức rề rà, cốt mượn rượu để trò chuyện. Mà chuyện của ông thì đủ thứ đông tây kim cổ, nhất là chuyện thơ Đường, thơ Tống…Nhiều lần ông uống say mèm, bạn bè phải dìu về tận nhà. Những lần đó trông nhà thơ thật tội nghiệp.
Ai cũng bảo rượu hủy hoại sức khỏe nhà thơ, rượu làm cho ông sớm già trước tuổi. Ngay từ những năm ngoài 50 tuổi, tóc ông đã bạc nhiều, ngoài 60 thì râu tóc đều trắng như tuyết. Bị bệnh cao huyết áp, ông vẫn không chịu chừa rượu. Ông thật thà nói về mình và bạn thân của mình: ” Chế Lan Viên chưa bao giờ khen thơ tôi mà khi viết thường nói thơ tôi phải say hơn nữa. Tôi cố uống rượu để cho thơ say mà thơ tôi vẫn tỉnh như mọi người đều nói“. ” Uống rượu để cho thơ say” chỉ là một cách nói! Là người quản lý giới văn nghệ, hẳn ông phải chịu nhiều sức ép. Nhiều lúc phải làm những việc mình không muốn, ông lại tìm đến rượu. Có người nói: hồi làm Tổng biên tập báo Văn nghệ, đâu như năm 1968, ông phải ký duyệt những bài đánh tùy bút Tình rừng của Nguyễn Tuân mà mắt cứ rưng rưng lệ. ” Cũng từ độ ấy, khi đời sống văn chương ngày mỗi thêm nhiều vụ việc, nhiều chuyện trái chiều, bệnh rượu của ông ngày môĩ thêm nặng ” (1)
3. Gs Phan Ngọc, người bạn cùng tuổi, cùng quê Nghệ An nói Hoàng Trung Thông là ” nhà thơ của những con người nhỏ bé“, ” Không có một Hoàng Trung Thông giáo dục ai trong thơ. Chỉ có một Hoàng Trung Thông nhỏ bé, không hài lòng với chính mình. Đó là cái lớn của Hoàng Trung Thông“(2). Phải chăng vì viết cho ” những con người nhỏ bé” nên thơ ông bao giờ cũng giản dị, dễ hiểu? Nhưng thơ ông dễ hiểu, dễ mến mà không hề dễ dãi, như trong các bài: Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất, Anh chủ nhiệm, Những cánh buồm, Đọc thơ Bác... Tuy đôi khi hơi nhiều lời, nhưng có lúc thật cô đúc như bài Tứ tuyệt : Tôi muốn uống rượu trong/Lại phải uống rượu đục/Ôi sông cũng như người/ Có khúc và có lúc. Hay như đoạn kết bài Đọc thơ Bác:
Còn bài Bao giờ trở lại thì thật trữ tình đằm thắm. Khi được nhạc sĩ Lê Yên phổ nhạc đổi tên là Bộ đội về làng thì lời ca lại càng ” bịn rịn” mãi trong lòng quần chúng: ” Hoa cau thơm ngát đầu nương/ Anh đi là giữ tình thương dạt dào“…hay ” Mẹ già bịn rịn áo nâu/ Thương đàn con ở rừng sâu mới về ”
4. Hoàng Trung Thông có một người vợ thảo hiền với năm người con ngoan, và vợ chồng ông yêu thương tin tưởng nhau rất mực đến trọn đời.(Bà Hồ Thị Hoa vừa vào cõi vĩnh hằng đầu xuân 2011 này). Không thuộc dạng người đẹp trai nhưng khi ông tung hoành ngọn bút lông trên tờ giấy hồng điều viết những dòng chữ Hán đẹp như phượng múa rồng bay tặng bạn bè, biết bao người thán phục. Nhiều nữ sĩ trẻ tình nguyện mua bút lông và mài mực cho nhà thơ để xin chữ, xin câu đối! Mà họ không chỉ mê thư pháp họ Hoàng, họ còn mê thơ ông.
Hoàng Trung Thông viết Lời giới thiệu cho Tuyển tập Xuân Diệu (Nxb Văn học, H.1984) có những nhận xét tinh tế chứng tỏ ông rất hiểu bạn, hết sức khách quan và Xuân Diệu thật biết chọn mặt gửi vàng: ” Anh bồng bột, nhưng sự sôi nổi của anh có lúc hơi quá lời, anh viết nhiều nhưng cũng có lúc hơi tham, anh có kiến thức rộng nhưng cũng có lúc hơi lạm dụng…Cái quý ở anh là sự trung thành, lòng chân thật, sức lao động không mệt mỏi và luôn luôn không muốn trở lại đường mòn “.
Đôi câu đối ông tặng nhạc sĩ Đỗ Nhuận nói đúng tính cách bạn và cả tính cách mình:
Có lẽ nhà thơ Xuân Sách đã vẽ đúng chân dung Hoàng Trung Thông :
Nguyễn Thị Minh Kiên @ 09:14 23/07/2011 Số lượt xem: 1321