Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Thơ Nông Dân Của Nguyễn Sĩ Đại mới nhất trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có người nói nông dân không tư tưởng / Nông dân làm cản trở bánh xe lăn /Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng / Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn.
NÔNG DÂN
Nguyễn Sĩ Đại
Có người nói nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn.
Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính, máu tươi ròng
Chết tưới đất, sống ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến luỹ tre xanh.
Tôi đã thấy những xiềng xích phong kiến
Cái trói tay của công hữu màu mè
Mấy chục năm kéo người xa ruộng đất
Mấy chục năm ròng cái đói vẫn ghê ghê.
Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng , ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ còn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng sống li quê!
Dẫu năm khó, không quên ngày giỗ chạp
Nhớ người xưa, con cháu quây quần
Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục
Nhưng không yêu được họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!
Tôi đã thấy tằng Bờm và mẹ Đốp
Còn sống chung với Bá Kiến, Chí Phèo
Con gà mất, chửi ba ngày quyết liệt
Con gái gả chồng, cả xóm có trầu vui.
Tôi đã thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Từ hạt lúa gieo mầm đến cấy hái phơi phong
Dăm bảy tạ vài trăm nghìn một vụ
Bữa tiệc xoàng của mấy “sếp” là xong!
Có miếng ngon, nông dân dành đãi khách
Thờ Phật, thờ Tiên, thờ cả rắn, cả rồng
Cả tin quá, tin cả dì ghẻ ác
Sống chết mấy lần, nợ quyết trả bằng xong!
Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu, có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước – nông dân!
12- 1989
“Trái tim người lính”- NXB Văn học-1997
Chùm Thơ Viết Về Nỗi Lòng Của Người Nông Dân
Bài Thơ: Nỗi Lòng Người Nông Dân
Tác giả: Dao Huỳnh
Bao người hiểu được cái nghề nông
Cực khổ quanh năm chốn ruộng đồng
Sáng thuốc chiều phân ê ẫm cẳng
Be bờ đấp đập…rã rời hông.
Êm mùa chú bác lòng vui vẻ
Thất vụ bà con nợ chất chồng
Cứ mãi rầu lo…hằng nét mặt
Bao người hiểu được cái nghề nông
Bài Thơ: Đời Người Nông Dân
Tác giả: Thiên Gia Bảo
Đến khi đắt đỏ lại lo mất mùa
Quanh năm dãi nắng dầm mưa giữa trời…
Ra đồng cho kịp vụ thời thâm canh
Nuôi con ăn học trưởng thành khôn ngoan…
Để mùa bão lũ kinh hoàng khỏi lo
Hàng trăm thứ việc nhỏ to
Đều trông chờ cả vào kho ruộng vườn…
Thu nhập chỉ có một nguồn
Mà chi tiêu cả chặng đường bao la
Nhọc nhằn không quản nhưng mà
Cả đời chắt cóp được là bao nhiêu…!
Nông dân tiền mấy khi nhiều
Vài ba trăm triệu là điều trong mơ
Của chìm của nổi chỉ là…áo nâu.
Bài Thơ: Nông Dân Mần Cỏ
Tác giả: Minh Thiên
Sáng nay vát cuốc ra vườn
Cầm dao phát cỏ đọng sương ướt mềm
Bò trên cổ áo, ôi ….! mèn đéc ơi….
Ngứa quá rùng mình mấy hơi
Ớn lạnh xương sống, ghê nơi thế nào …!
Là nông dân, phải chiệu mần
Trong góc vườn vắng, trồng cây phá rừng
Mần năm, mần tháng không ngừng
Được cơm dưa mắm là mừng lắm nhen
Ra chợ buổi sáng cafe đen, điếu mèo.
Bài Thơ: Nông Dân Chế Tạo Xe Bọc Thép
Tác giả: Nam Nguyễn
Nông dân chế tạo quả là tài
Tiến kỹ nhiều anh nói rất hay
Sáng chế thì gần như chẳng có
Vậy mà bằng giấy lại chiếm đầy.
Khuyến khích nông dân chế tạo đi
Có anh chẳng biết một tí gì
Mày mò học hỏi vài năm chẳng
Chế tạo thành công quả rất lì.
Năng lực có người hay rất tuyệt
Là nhà sáng chế chứ chẳng chơi
Hơn nhiều sản phẩm nhà khoa học
Đỡ khổ cho dân “cuốc” một đời.
Máy móc thay người đỡ tốn công
Mấy anh học thuật – nên xuống đồng
Chứ học không hành cũng như không
Bài Thơ: Giúp Gia Đình
Tác giả: Cẩm Chi Châu
Sáng nay em vẫn ra đồng gieo cây
Khói chiều xa tưởng áng mây xuân về
Em về giúp mẹ chẳng chê nhà nghèo
Về nhà thái chuối băm bèo
Gánh phân bỏ ruộng chăm heo chăm gà
Ruộng nương cày cuốc thật là vui vui
Hương rừng phảng phất thơm mùi quê hương
Quê hương thấm đượm tình thương quê nhà
Thêm công bớt việc mới là con ngoan
Bài Thơ: Mùa Này Bội Thu
Tác giả: Phạm Quyết
Xanh xanh bãi cò bay thẳng cánh
Lúa trên đồng nặng gánh người dân
Cho ra hạt gạo trắng ngần
Như dòng sữa mẹ nuôi dần lớn khôn.
Mùa này gặt nghe đồn được vụ
Để đêm về giấc ngủ bình an
Nhà nông cơm trắng canh tràn
Nụ cười hớn hở lúa vàng bội thu.
Từ lúc cấy thầy u khó nhọc
Thầy đi cày u cuốc ruộng phơi
Từng hạt cơm trắng mồ hôi sức người.
Một hạt gạo cho đời sức sống
Người dân nghèo năng động cần lao
Lúa thì vàng óng đầy bao khắp nhà..
BÀI THƠ: CHUYỆN NGƯỜI NÔNG DÂN
Tác giả: Nguyễn Thành Công
Vườn rau, ao cá, sương rơi cánh đồng
Giàu sang phú quý đâu mong
Ruộng sâu chiêm trũng quen lòng bàn chân
Một đời lam lũ, chuyên cần
Vạn phần vất vả vẫn thân phận nghèo
Hóa rồng…mơ ước đẳng đeo
Vũ môn cá chép vượt đèo nhọc thân
Nông dân…vẫn mãi…nông dân
Cho dù cố gắng đứng gần…xe sang
Nông dân…khổ nỗi…vẫn hoàn…nông dân.
BÀI THƠ: TỚ LÀ CON NHÀ NÔNG
Tác giả: Chưa rõ
Tớ đây vốn cảnh nhà nông
Tự hào đằng khác chứ không vấn đề
Bố tớ sống ở nhà quê
Tính tình chất phát tràn trề tin yêu
Mẹ tớ sớm sớm chiều chiều
Thân cò lặn lội chở nhiều yêu thương
Chăm lo cho tớ đến trường
Cũng từ sào luá đậu tương được mùa
Sinh từ gốc rạ nắng mưa
Nhà nông vất vả nhưng thừa tình thương.
Đề Tài: Thơ Bác Nông Dân
MỤC TIÊU : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: THƠ ” BÁC NÔNG DÂN
Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động học
II. CHUẨN BỊ: Tranh ảnh nội dung thơ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Nghe bài hát ” tía mà em “
-Cô vừa cho các con nghe bài dhát nói về ai?
-Đây là ai vậy các con?
-Bác nông dân đang làm gì vậy các con?
-Trồng lúa để làm chi nè ?
-Lớp mình có ba mẹ ai là nông dân cũng trồng lúa không con ?
-Các con có biết không từ cây lúa mà ba mẹ các con cũng như các bác nông dân phải rất vất vả mới làm ra hạt từng gạo cho các con ăn.Hôm nay cô cũng có bài thơ nói về bác nông dân rất hay cô sẽ dạy các con bài thơ về bác nông dân của tác giả phương hoa.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
-Trước khi dạy các con giờlớp mình nghe cô đọc trước nha.
Ấy là nhờ bác nông dân cấy cày
Nắng mưa bác chẳng ngừng tay
làm việc suốt ngày, bác vẫn vui tươi
Nội dung: Bài thơ nói lên sự nhọc nằn không ngại mưa nắng của bác nông dân nhưng bác nông dân vẫn tươi cười.
+ Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ gì?
+ Bài thơ của tác giả nào vậy các con?
+ Các con có đủ cơm ăn là nhờ ai vậy con?
+Trời nắng hay trời mưa bác nông dân có ngại không ta?
+Con có thương bác nông dân không?
GDTT:Các con ơi qua bài thơ này các con phải nhớ công ơn của bác nông dân nha vì bác nông dân rất vất vả phải bỏ ra rất nhiều công sức mới tạo ra được hạt gạo cho các con ăn.
-Hát bài hoa bé ngoan kết thúc tiết học
Giáo án mầm non cung cấp giáo án nhà trẻ, giáo án lớp 3 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 5 tuổi cho các bạn giáo viên mầm non và sinh viên nghành sư phạm mầm non hoàn toàn miễn phí.
Bài Thơ Hay Viết Về Người Nông Dân
Tôi sống giữa những người chân đất
Tôi sống giữa những người chân đấtNhững người của nắng mưa thấm đẫm vui buồnCả khi có dép rồi họ vẫn thích đi chân đấtChân đất đã quen, chân đất tự do hơn.
Họ là những thứ cây làm nên rậm rì cuộc sốngTrái đất chẳng cằn đi vì mồ hôi họ đổ vàoKhông đọc sách và không mơ mộngDễ tin người, cả những chuyện tào lao.
Nhờ được sống giữa những người như vậyTôi ngủ những giấc thật sâu, những giấc thật yên lòng.Trong cơn mơ có mùi hương cỏ mậtVà sớm ra tôi đã gặp hoa hồng.
Viết về hình tượng người nông dân, văn chương Việt Nam xưa nay khai thác không phải là ít. Người nông dân quen thuộc, gần gũi, thậm chí là máu huyết của biết bao nhiêu bậc thức giả nước nhà. Nhưng khi đọc “Tôi sống giữa những người chân đất” của Nhà thơ Chử Văn Long, tôi nghĩ chắc hẳn ông phải là người gắn bó, yêu thương và quý trọng người nông dân hết mực mới có được cái tâm cảm trìu mến đến ruột rà như vậy.
Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ có bốn câu không đều nhau về số chữ, nhưng nhìn tổng thể khá cân đối. Hai khổ thơ đầu miêu tả cuộc sống đầy mưa nắng khó nhọc, phong cách giản dị và gần gũi trong tâm hồn cũng như những đóng góp của người nông dân cho cuộc đời này thêm tươi đẹp. Khổ thơ cuối bài như một lời tạ ơn, một ân tình giao cảm của tác giả với những người chân đất, nhờ họ mà mình có được sự bình yên, thanh thản giữa trần gian vốn lắm nguy nan và dâu bể này.
Câu thơ mở đầu giới thiệu mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa tác giả và những người chân đất. Họ chính là ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác ở xung quanh xóm giềng làng nước đó thôi. Họ làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm dệt vải; họ đánh bắt cá ngoài biển, họ bốc vác dưới gầm cầu mưa nắng thất thường để mưu sinh độ nhật. Quả là có biết bao nhiêu người chân đất quanh ta. Họ thuộc về số đông trong hơn chín chục triệu người của đất nước. Khái quát lại, nói như Chử Văn Long, đó là những “người của nắng mưa thấm đẫm vui buồn”. Nắng mưa là hình ảnh ẩn dụ cho sự gian khổ, cơ cực trong cuộc sống mà những người chân đất phải trải qua để có cái ăn, cái mặc. Thấm đẫm vui buồn vì đời họ trải qua biết bao thăng trầm cùng với những thăng trầm của đất nước. Có điều gì của dân tộc Việt Nam mà những người chân đất không biết, không hay. Cái lạ của khổ thơ đầu chính là hình ảnh những người nông dân chân đất ấy có một thói quen gần như cố hữu: cứ thích đi chân đất, một phần vì đã quen, một phần được tự do hơn. Lạ mà vẫn hợp lý, hợp tình, nói được cái hồn cốt bản chất của những người nông dân chân đất hiền lành muôn thuở.
Nối tiếp mạch cảm xúc ngợi ca hình ảnh những người chân đất, nhà thơ khẳng định vai trò quan trọng và những đóng góp lớn lao của họ cho cuộc sống này. Họ mộc mạc, giản đơn là vậy: bốn mùa quần cụt, chân đất thế kia, nhưng giả sử nếu không có họ, Trái đất này sẽ nghèo đi biết chừng nào! Họ là thân lúa, bụi cỏ, dây leo rậm rì quấn quýt. Mồ hôi họ tan vào đất để nâng lên cuộc sống muôn màu. Những câu thơ bình dị, dễ hiểu nhưng lại có sức lay động, cuốn hút nhờ cảm hứng ngợi ca hóm hỉnh, vui tươi mà lại rất chân tình của tác giả:Họ là những thứ cây làm nên rậm rì cuộc sốngTrái đất chẳng cằn đi vì mồ hôi họ đổ vào,Không đọc sách và không mơ mộngDễ tin người, cả những chuyện tào lao.
“Dễ tin người” đích thị là tính cách của người nông dân chân đất rồi. Không đọc sách, không mơ mộng cũng được xếp vào tính cách hàng thứ yếu. Người nông dân chân đất Việt Nam bốn mùa lao động vất vả để kiếm sống. Họ vui cười vào những lúc nông nhàn để rồi lại tiếp tục với bao lo toan ruộng đồng, nương rẫy. Họ không có thời gian mộng mơ, triết lý sâu xa. Thủ pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng rất hiệu quả ở đây: “không đọc sách và không mơ mộng” với “dễ tin người” càng khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và những đóng góp quan trọng của những người nông dân chân đất trong hành trình cuộc sống. Thấu hiểu, trân trọng phẩm chất và đóng góp của những người chân đất, tác giả thầm cảm ơn họ đã cho mình biết bao yêu thương và tốt đẹp nhất của cuộc đời. Giấc ngủ ngon và tâm hồn thanh thản là phần thưởng cao quý mà tác giả có được sau những tháng ngày sống giữa những người chân đất: Nhờ được sống giữa những người như vậyTôi ngủ những giấc thật sâu, những giấc thật yên lòngTrong cơn mơ có mùi hương cỏ mậtVà sớm ra tôi đã gặp hoa hồng.
Với ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi ít nhiều ước lệ, “Tôi sống giữa những người chân đất” là một bài thơ hay viết về người nông dân một nắng hai sương, cần cù lao động và có một tâm hồn cao đẹp. Chính họ đã góp phần làm đẹp cho đời, tôn tạo những giá trị vĩnh hằng trên mặt đất. Cao quý hơn, từ họ, ta học được một bài học vô giá từ cuộc sống này: hãy yêu đời, khoan dung và độ lượng để mọi điều trở nên tốt đẹp, thân thương.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Thơ Nông Dân Của Nguyễn Sĩ Đại trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!