Cập nhật nội dung chi tiết về +127 Bài Thơ Nguyễn Duy Hay Nhất Của Nhà Thơ Nguyễn Duy mới nhất trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Đánh thức tiềm lực
Tiễn đưa anh S.D. đi làm kinh tế
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
***
Tôi lớn lên bên bờ bãi sông Hồng
trong màu mỡ phù sa máu loãng
giặc giã từ con châu chấu, con cào cào
mương máng, đê điều ngổn ngang chiến hào
trang sử đất ngoằn ngoèo trận mạc
giọt mồ hôi nào có gì to tát
bao nhiêu đời mặn chát các dòng sông
bao nhiêu thời vỡ đê trắng đất mất đồng
thuyền vỏ trấu mỏng manh ba chìm bảy nổi
khúc dân ca cũng bèo dạt mây trôi
hột gạo nõn nà hao gầy đi vì thiên tai
đói thâm niên
đói truyền đời
điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói…
***
Tôi đã qua những chặng đường miền Trung bỏng rát và dai dẳng
một bên là Trường-Sơn-cây-xanh
bên còn lại Trường-Sơn-cát-trắng
đồng bằng hình lá lúa gầy nhẳng
cơn bão chưa qua, hạn hán đổ tới rồi
ngọn cỏ nhọn thành gai mà trốn không khỏi úa
đất nứt nẻ ngỡ da người nứt nẻ
cơn gió Lào rát ruột lắm em ơi!
Hạt giống ở đây chết đi sống lại
hạt gạo kết tinh như hạt muối
cây lúa đứng lên cũng đạp đất đội trời
***
Tôi về quê em – châu thổ sáng ngời
sông Cửu Long giãn mình ra biển
đất cuồn cuộn sinh sôi và dịch chuyển
cây mắm cây tràm lặn lội mở đường đi
Đất tân sinh ngỡ ngọt ngào trên mặt
lòng còn chát chua nào mặn nào phèn
má sung sức và ba cường tráng thế
man mác âu sầu trong câu hát ru em
Đã qua đi những huyền thoại cũ mèm
những đồng lúa ma không trồng mà gặt
những ruộng cá không nuôi mà sẵn bắt
những ghểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thật
miếng ăn nào không nước mắt mồ hôi!
Ruộng bát ngát đó thôi, và gạo đắt đó thôi
đất ghiền phân vô cơ như người ghiền á phiện
con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng
thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyển
phà Cần Thơ lê lết người ăn xin
cây đàn hát rong não nề câu vọng cổ
quán nhậu lai rai – nơi thừa thiếu trốn tìm
***
Này, đất nước của ba miền cày ruộng
chưa đủ no cho đều khắp ba miền
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
***
Lúc này tôi làm thơ tặng em
em có nghĩ tôi là đồ vô dụng?
vô dụng lấy đi của cuộc sống những gì
và trả lại được gì cho cuộc sống?
Em có nghĩ tôi là con chích choè ăn và gại mỏ?
Em có nghĩ tôi là tay chuyên sản xuất hàng giả?
Em có nghĩ tôi là kẻ thợ chữ đục đẽo nát cả giấy
múa võ bán cao trên trang viết mong manh?
tình nghĩa nhập nhằng với cái hư danh
tờ giấy chép văn thành tờ giấy bạc
Em có nghĩ…
mà thôi!
***
Xin em nhìn kia – người cuốc đất
(tôi cũng từng chai tay cuốc đất)
cái cuốc theo ta đời này, đời khác
lưỡi cuốc nhỏ nhoi liếm sạch cánh đồng rồi
dướn mình cao
chĩa cuốc lên trời
bổ xuống đánh phập
đẹp lắm chứ cái tạo hình cuốc đất!
Xin em nhìn – người gánh phân, gánh thóc
(tôi cũng từng mòn vai gánh phân, gánh thóc)
kẽo kẹt hai vai một nhịp cầu vồng
đẹp lắm chứ cái tạo hình gồng gánh!
Những cái đẹp thế kia… em có chạnh lòng không?
cái đẹp gợi về thuở ngày xưa ngày xửa
nhịp theo tiết tấu chậm buồn
cái đẹp ấy lẽ ra không nên tồn tại nữa!
Em có chạnh lòng chăng
giữa thành phố huy hoàng bạt ngàn quán nhậu
bỗng hiện lù lù cái xe hơi chạy than
vệt than rơi toé lửa mặt đường
Em có chạnh lòng chăng
xích lô đạp càng ngày càng nghênh ngang
xích lô máy và xe lam chạy dầu vừa nã đại liên vừa phun khói độc
người đi bộ vừa đi vừa nghĩ về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
***
Tôi trót sinh ra nơi làng quê nghèo
quen cái thói hay nói về gian khổ
dễ chạnh lòng trước cảnh thương tâm
Làng tôi xưa toàn nhà tranh vách đất
bãi tha ma không một cái mả xây
mùa gặt hái rơm nhiều, thóc ít
lũ trẻ chúng tôi vầy đất tối ngày
Thuở tới trường cũng đầu trần chân đất
chữ viết loằng ngoằng củ sắn ngọn khoai
thầy giáo giảng rằng
nước ta giàu lắm!…
lớp lớp trẻ con cứ thế học thuộc bài
***
Lúc này
tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa
ta biết buồn để biết lạc quan
và, để nhắn lại sau ta cho lớp lớp trẻ con
(dù sau này dầu mỏ đã phun lên
quặng bô-xít cao nguyên đã thành nồi thành soong
thành tàu bay hay tàu vũ trụ…
dù sau này có như thế… như thế… đi nữa
thì chúng ta vẫn cứ nên nhắn lại)
rằng
đừng quên đất nước mình nghèo!
Lúc này
tôi và em không còn là lũ trẻ con nữa
tuổi thanh xuân trọn vẹn cuộc chiến tranh
sau lưng ta là kỷ niệm bi tráng
trước mặt ta vẫn con đường gập ghềnh
vẫn trang trọng tấm lòng trung thực
dù có thể lỗi lầm – làm thế nào mà biết trước
dù có sao thì cũng phải chân thành
Xưa mẹ ru ta ngủ yên lành
để khôn lớn ta hát bài đánh thức
có lẽ nào người lớn cứ ru nhau
ru tiềm lực ngủ vùi trong thớ thịt
***
Tiềm lực còn ngủ yên
trong quả tim mắc bệnh đập cầm chừng
Tiềm lực còn ngủ yên
trong bộ óc mang khối u tự mãn
Tiềm lực còn ngủ yên
trong con mắt lờ đờ thuỷ tinh thể
Tiềm lực còn ngủ yên
trong lỗ tai viêm chai màng nhĩ
Tiềm lực còn ngủ yên
trong ống mũi khò khè không nhận biết mùi thơm
Tiềm lực còn ngủ yên
trong lớp da biếng lười cảm giác
Năng động lên nào
từ mỗi tế bào, từ mỗi giác quan
cố nhiên cần lưu ý tính năng động của cái lưỡi
***
Cần lưu ý
lời nói thật thà có thể bị buộc tội
lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương
đạo đức giả có thể thành dịch tả
lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường
Cần lưu ý
có cái miệng làm chức năng cái bẫy
sau nụ cười là lởm chởm răng cưa
có cái môi mỏng rát hơn lá mía
hôn má bên này bật máu má bên kia
có trận đánh úp nhau bằng chữ nghĩa
khái niệm bắn ra không biết lối thu về
Cần lưu ý
có lắm sự nhân danh lạ lắm
mượn áo thánh thần che lốt ma ranh
nhân danh thiện tâm làm điều ác đức
rao vị nhân sinh để bán món vị mình
Cần lưu ý
có lắm nghề lạ lắm
nghề mánh mung cứa cổ bóp hầu nhau
nghề chửi đổng, nghề ngổi lê, nghề vu cáo
nghề ăn cắp lòng tin và chẹt họng đồng bào
có cả nghề siêu nghề gọi là nghề không làm gì cả
thọc gậy bánh xe cũng một thứ nghề…
Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy
phù chú ma tà ru tiềm lực ngủ mê
***
Tôi muốn được làm tiếng hát của em
tiếng trong sáng của nắng và gió
tiếng chát chúa của máy và búa
tiếng dẻo dai đòn gánh nghiến trên vai
tiếng trần trụi của lưỡi cuốc
lang thang
khắp đất nước
hát bài hát
ĐÁNH THỨC TIỀM LỰC…
Hơi ấm ổ rơm
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
– Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người.
Tiếng hát mùa gặt
Lúa chín
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Gặt lúa
Tay nhè nhẹ chút người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng
Dễ rơi là hạt đầu bông
Công một nén, của một đồng là đây
Tuốt lúa
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Rơm vò từng búi rối tinh
Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi
Phơi khô
Nắng non mầm mục mất thôi
Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng già hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho
Quạt sạch
Cám ơn cơn gió vô tư
Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi
Hạt nào lép cứ bay thôi
Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!
Đông Vệ – vụ chiêm 1971
Vườn cây của ba
Má trồng toàn những cây dễ thương
Nào là hoa, là rau, là lúa
Còn ba trồng toàn cây dễ sợ
Cây xù xì, cây lại có gai
Cái gai bưởi đụng vào thì chảy máu
Trái sầu riêng rớt xuống thì đầu u
Nhựa hột điều dính vào là rách áo
Cây dừa cao eo ơi, cao là cao
Cây ba trồng sống lâu thiệt là lâu
Mưa chẳng dập gió lay chẳng đổ
Thân xù xì cứ đứng trơ trơ
Cành gai góc đâm ngang tua tủa
Bưởi, sầu riêng, dừa, điều nhiều nhiều nữa
Cho em bốn mùa vị ngọt hương thơm
Vườn của ba cây trồng thì dễ sợ
Mà trái nào cũng thiệt dễ thương.
Đà Lạt một lần trăng
Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng
ngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồi
tiếng móng ngựa gõ ròn trên dốc vắng
nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi
Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ
ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người
tôi lơ đãng nhìn em nhìn lơ đãng
siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi
Em biết chứ, chả ai lơ đãng cả
hòn than kia đang đỏ đến hết lòng
mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói
mùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng…
Được yêu như thể ca dao
Bao giờ cho tới ngày xưa
yêu như các cụ cho vừa lòng ta
cái thời chưa nhiễm SIDA
yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa
Ðược yêu như các cụ xưa
cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào
được yêu như thể ca dao
đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời
Tây Tàu cũng thế thì thôi
y chang cay đắng ngọt bùi khổ đau
không trầu mà cũng chẳng cau
làm sao cho thắm môi nhau thì làm.
Ải Chi Lăng
Ải Chi Lăng! Ải Chi Lăng!
lưỡi gươm đẫm máu Liễu Thăng thuở nào
gập ghềnh lũng thấp đồi cao
vũng lầy thành ruộng đã bao nhiêu mùa
Chập chờn trận mạc xa xưa
quân reo ngựa hí gươm khua dậy trời
thịt xương xưa hoá đất rồi
nợ xưa còn để nặng đời sau ư?
Gió trên vách đá ù ù
nghe tù và dội xuống từ cao xanh…
Bán vàng
Tâm hồn ta là một khối vàng ròng
Đành đem bán bớt đi từng mảnh nhỏ
Mảnh này vì con, mảnh này vì vợ
Vì bạn bè và cha mẹ em ta.
Giữ ngọc gìn vàng biết mấy công phu
Ta giàu lắm mà con ta đói lắm
Ta ngất ngưởng mà vợ ta lận đận
Cha mẹ ta trong lụt bão trắng trời.
Ta mơ màng, ta uốn éo, ta lả lơi
Để mặc kệ mái nhà xưa dột nát
Mặc kệ áo quần thằng cu nhếch nhác
Mặc kệ bàn tay mẹ nó xanh xao.
Ta rất gần bể rộng với trời cao
Để xa cách những gì thân thuộc nhất
Nồi gạo hết lúc nào ta chả biết
Thăm thẳm nỗi lo, mắt vợ u sầu.
Viên thuốc nào dành để lúc con đau
Vợ nằm đó xoay sở mần răng nhỉ ?
Cơn họan nạn bỗng làm ta tỉnh trí
Ngọn gió tha hương lạnh tóat da gà.
Cái ác biến hình còn lởn vởn quanh ta
Tai ách đến bất thần không báo trước
Tờ giấy mong manh che trở làm sao được
Một câu thơ chống đỡ mấy mạng người.
Lương tháng thỏang qua một chút hương trời
Đồng nhuận bút hiếm hoi gió lọt vào nhà trống
Vợ chồng ngủ với nhau đắn đo như vụng trộm
Không cái sợ nào bằng cái sợ sinh con.
Con chưa sinh mặt vợ đã xanh rờn
Bàn tay trắng lạnh lùng tàn nhẫn thế
Hạnh phúc lớn, vòng tay ôm không xuể
Chuyện miếng cơm manh áo thật đau lòng.
Thôi thì…bán bớt đi một ít vàng ròng
Để sống được qua ngày gian khổ đã.
Phải sống được qua cái thời nghiệt ngã
Để khối vàng đây chỉ đổi lấy mây trời.
Đá ơi
Ta mặc niệm trước Angkor đổ nát
đá cũng tàn hoang huống chi là kiếp người
Đá ơi
xin tạc lại đây lời cầu chúc hoà bình
Nghĩ cho cùng
Mọi cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…
Kim mộc thuỷ hoả thổ
I.
Quả đất nóng dần lên
tầng ôzôn có vấn đề gì đó
Sọ dừa gặp vấn đề trì trệ
tri thức nhồi vào tri thức cứ phòi ra
Mắt vấn đề toét tai vấn đề ù
bất an vấn đề giấc ngủ
Sâu rầy đang vấn đề cánh đồng
rừng cây vấn đề cháy và trụi
Nón hành khất ngã vấn đề xó chợ
trẻ lang thang vấn đề bụi đời
Lổn nhổn hành tinh vấn đề đẻ và đói
chiến trận tuôn vấn đề đỏ lòm.
*
Chó cứ sủa người cứ đi
những con đường đầy vấn đề ổ gà
Những nhịp cầu chông chênh quá tải
vấn đề nay mai sập bất cứ lúc nào
Những giống người tham gặm nhấm cả trời đất
vấn đề ngày kia thiên nhiên ăn thịt tuốt
Vấn đề nước cầm đầu lũ lụt
vấn đề lửa thủ phạm hoả hoạn
Khủng hoảng thiếu thần linh
Khủng hoảng thừa yêu quái
Ðại loạn thay cái thiên hạ rắc rối
vấn đề tầng ôzôn cả thôi .
II.
Lục bục bụng dạ sôi
ruột gan vấn đề gì đó
Nghe chừng lục phủ ngũ tạng đều cọt kẹt
sida giác quan? ung thư toàn thân?
Không thể nói rằng ta bất cần
ta cần sống và cần đủ thứ
Cần dinh dưỡng cần khí thở
cần giấc mơ nõn ngọn rau xanh
Cần phút lặng thinh mặc niệm những mối tình quan họ
những người tình không giao phối bao giờ
*
Thất xà ngóc cổ trong hũ rượu
nọc rắn tuần hoàn bổ âm bổ dương
Ðộc trị độc nhộn nhạo huyết quản
lúc nhúc hổ mang khè hang hốc xương
Gần đây ta ngài ngại đi ra đường
dù chả để làm gì ta muốn ngồi một mình
Vu vơ một mình trống rỗng một mình
ta sờ sợ nơi nào nhiều khôn vặt ít thông minh
Ta nhờn nhợn cái há mồm vĩ nhân tôm cá
khạc đủ đồ nghề thằng nọ con kiạ
Ta mặc cảm cái bóng đèn điện không có điện
lủng lẳng trần nhà thường làm ta giật mình
Ta ngan ngán bóng quan hoạn gỉa thiến gỉa đạo
vừa ăn hoa hồng vừa xơi hoa đào
Những phường buôn cứt bán chó
nợ khó đòi thì làm gì nào
Những bất ổn đầy rẫy
thì đã sao ? thì làm sao ?
Có người thách ta đánh nhau
ta bảo ta yếu rồi ta lại không có võ
Có kẻ thách ta chửi nhau
ta bảo ta vừa bị mất trộm cả sọt từ ngữ
Có đứa thách ta nhổ vào mặt nó
ta bảo ta hết đờm rồi .
*
Ta chúi mữi hà hơi lên trang bản thảo
hô hấp nhân tạo những con chữ khó thở
Ta khao khát tiếng hát giun dế
không kiểm duyệt không biên tập
Ta ao ước cái bay chim chóc
không hộ chiếu không biên giới
Chó già giữ xương mèo già hoá cáo
ta già ta hoá trẻ con
Thiêng liêng thay khoảng lặng cô đơn
người hoá thánh chỉ khoảng khắc ấy
III.
Nóng quá trằn trọc quá
tầng ôzôn có vấn đề gì đó
Quạ cũ kêu sương ươn ướt dĩ vãng
tiếng cú rạch trời rơi từng giọt bầm đêm
Giấc mê mệt thiêm thiếp chiêm bao trắng
loạng quạng ma nhảy nhót trước thềm
Thử nhập đồng khúc tăng gô quỉ
chợt thấy mình thối rữa từ từ
Kèn trống rỗng mọc móng mọc vuốt
gầm gừ đèn lân tinh nhờ nhợt
Ú ớ mồ hôi
chân lỡ nhảy — phải nhảy — cứ nhảy …
*
Bước nhảy nảy tư duy thị trường
kinh doanh xác mình dù giá thậm rẻ mạt
Quạ có mua ta bán trọn gói
hoặc bán từng phần trước khi thối rữa hết
Cú có mua ta chấp nhận hạ giá
chấp nhận cho trả góp từng phần
Như kiểu bán từng phần rừng-bể-núi-sông
từng khúc ruột đất từng mẩu mặt
bằng từng miếng địa ốc
Thời buổi thị trường mọi việc đều có thể
có thể nước này mua trọn nước kia
Có thể lập những tập đoàn siêu quốc
những quốc gia mất nước từng phần
Cái xác ta thì có nghĩa lý gì
ta tự tháo khớp và tự bán
*
Chuyện xưa ông lão kiết dạy con:
‘Khi cha chết xả xác cha mà bán …’
Ta thì phải tự tay làm lấy
sợ các con chia chác không đều
Tự đọc điếu văn soạn sẵn vĩnh biệt mình
tự giải thoát một thời mộng mị
Cuốn gói hồn đi kinh tế mới vầng trăng
cấy lúa trồng khoai Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ
Ta đi đây … kinh tế mới vũ trụ
vượt tầng ôzôn đang có vấn đề
IV.
Ngôi sao xa xôi bất ngờ đổi ngôi
ánh sao băng chợt đọng đẫm hố mắt
Ngọn gío thông thường lay ta tỉnh giấc
khí thở thông thường thoi thóp lại ta rồi
Ta bịch về mặt đất bất ổn
nhố nhăng đến chết nết không chừa
Lại lục bục bụng sôi
lại ruột gan vấn đề gì đó
Lại thừ nhớ những mối tình quan họ
những người tình không giao phối bao giờ
Lại đi đưa những đám ma từ ngữ
xác chữ chôn đầy nghĩa địa giấy vô hình
Lại khốn khổ với sọ dừa trì trệ
nhồi tri thức vào tri thức cứ phòi ra
Lại càu nhàu quả đất nóng dần lên
nghi tầng ôzôn có vấn đề gì đọ
V.
Ta lững thững xách sọ dừa đi chợ
tìm chú vịt tàu lai thím vịt xiêm
Ẩn sĩ Lêguym toạ thiền giữa chợ
gia vị ê hề những chua chát đắng cay
Những quàng quạc đành đạch âm nhạc
những cua ốc nghêu sò nguồn thi hứng tràn đầy
Những cuốn muống non ròng ròng ứa nhựa
oái oái khoái cái roi rói chợ
Cứ thế bình tâm cân bằng dần các thứ
ngà ngà say men chợ thường ngày
Cứ phảng phất thơm chùa những hồng hào má
những thắm cười tươi như hoa nhà ai
cứ ấn tượng bàn tay bậc thầy mổ cá
bái phục giáo sư vặt lông vịt thiên tài
Tiết vịt sống hài hoà lòng vịt chín
món tiết canh thần tiên lấp lỗ hổng sọ dừa
*
Vào cuộc nhậu có kẻ rất sợ tiết
dù ở đời họ máu tiết canh nhau
Thì làm sao
thì làm gì nào
Thì ta thi tài với con nít lối xóm
cờ tướng cờ vua cờ ngựa cờ ô …
Và chơi lại trò xưa đơn giản như là không có gì
ván âm dương Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ
Năm ô cờ sắp xếp cả thiên hạ
ngồi xổm chơi hay bệt đất thì tuỳ
Và nghêu ngao lõng thõng hò vè
Và chơi lại trò xưa đơn giản như là không có gì
ván âm dương Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ
Năm ô cờ sắp xếp cả thiên hạ
ngồi xổm chơi hay bệt đất thì tuỳ
Và nghêu ngao lõng thõng hò vè
giun dế du dương ễnh ương đắm đuối
Và ngạo nghễ khúc đồng dao nhăng cuội
lời trẻ con phấp phới ngũ hành kỳ.
Lên mặt trận, ngày đầu…
Lên xứ Lạng
chưa thấy thành Tiên Xây
đâu chùa Tam Thanh
đâu nàng Tô Thị…
Quân giặc tràn qua đèo Hữu Nghị
Đồng Đăng thất thủ rồi
pháo Bằng Tường giội sang xối xả
dằng dặc giòng người sơ tán đổ về xuôi
Lẫn lộn người Kinh, người Tày, người Dao
nào gánh, nào xe, nào gùi, nào vác
hiển hiện những ngày xưa loạn lạc
biên ải xưa giặc giã mới tràn vào
những gương mặt nghìn năm đanh sắt lại
máu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mới
vẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần…
Miếng cơm ăn cát bụi bên đường
giấc ngủ ngồi che hờ tàu lá chuối
ngôi nhà không bỏ trống sau lưng
đàn trâu lang thang lũ gà con xao xác
lũ trẻ con mắt tròn ngơ ngác
chân trẻ con lũn cũn chạy như đùa
Trẻ con trên ôtô trên xe trâu xe thồ
trẻ con trên lưng trẻ con trên tay
trẻ con lon ton níu váy níu áo
đòn gánh nữa kìa kẽo kẹt nghiến trên vai
một đầu gánh là trẻ con còn đầu kia là nồi là gạo
mắt trẻ con cứ tròn thao láo
như hòn sỏi ném theo đoàn quân đi…
Bao lứa trẻ từng lớn lên như thế
gặp lũ trẻ con nay bắt gặp tuổi thơ mình
gặp tuổi thơ của em
gặp tuổi thơ của anh
gặp lại cả mấy thời chạy loạn
thời là tản cư thời là sơ tán
gian nan xưa cứ tưởng đã cũ rồi!
Quân đi, quân đi
ngược lên biên giới
có cái nhìn như sỏi ném sau tôi…
Nét và hình
(Tặng Trịnh Công Sơn)
Nét và hình chẳng riêng ai
em – thần nhan sắc trời sai giáng trần
đừng hà tiện dáng thanh xuân
em chia cái đẹp nhớ phần cho tôi
Chia dư đẹp vẫn không vơi
chia không hết đẹp ông trời lấy đi
hình và nét cũng có thì
cất làm chi dấu làm chi của trời
Không em đời cứ đẹp thôi
có thêm em nữa nên đời đẹp thêm
thêm chút sang bớt chút hèn
nhìn em thôi – cảm ơn em rất nhiều
Yêu bằng mắt cũng là yêu
cõi đời đẹp đủ lieu xiêu cõi mình
tim tôi quen đập thùng thình.
Nhớ bạn
Ta về xứ Huế mưa sa
Ta về xứ Huế chiều mưa
Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu.
Bến Tuần loáng thoáng hàng dâu
Em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi
Lối mòn đá cuội rong chơi
Lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ.
Lan báo hỉ nở tình cờ
Bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang
Chợ chiều Bến Ngự chưa tan
Ai đi ngược dốc Phủ Cam một mình.
Từ hồi trót nói lời thương
Cuộc vui gió cuốn để buồn cho em
Lằng nhằng những nợ những duyên
Những ngày thắc thỏm những đêm đợi chờ
Thiên đường xếp xó giấc mơ
Ngôi sao thơ ấu bơ vơ xó trời
Đôi khi nhạt miệng buồn cười
Biết rằng nhoẻn nụ đười ươi cũng buồn
Thất tha thất thểu văn chương
Kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài
Yêu cùng ai ghét giùm ai
Để cơm áo vẹo hai vai em gầy
Nợ nần chưa trả đã vay
Chim muông trả vía cỏ cây trả hồn
Trả cho mơ chút thiên đường
Trả cho nhau chút xót thương luân hồi
Xin đừng buồn nữa em ơi
Trả cho sao một chút trời xa xăm.
Bức tranh của tôi
Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh
Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh
Cửa sổ
Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố
Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ…
Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quả
Cùng với những gì gọi là cuộc đời
Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời
Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất
Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên
Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:
“- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm
Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”
Ngủ trong rừng cao su
Mắc võng ngủ nhờ rừng cây cao su
Quấn thêm cỏ vào dây cho cây không trớt vỏ
Giấc ngủ đến nhoè rừng, vẫn nhớ
Giữ nguyên lành dòng nhựa trắng cho cây.
Mảnh gương
Phá ấp – cô gái về làng cũ
Kỷ niệm tuổi thơ – hố bom nuốt chửng rồi
Dấu vết tình yêu – hố bom nuốt chửng rồi
Năm ngoái người con trai trốn giặc càn vét lính
Không biết bây giờ đang ở đâu?
Cô gái vội vàng ra vườn cau
Cái giếng…
Cái giếng vườn cau đã vỡ!
Nhưng
Rất sâu trong lòng gương của nó
Vẫn tỏ một tấm hình – chỉ mình cô thấy thôi
Cũng rất sâu trong lòng gương vỡ đó
Cô gái soi thấy rõ
Gương mặt mình và màu xanh của trời.
Ngã ba – con mắt – tấm lòng
Tặng La Thị Tám – cô gái đếm bom trên ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba dưới chân em
Đất phơi lòng đỏ, lòng đen
Khói bụi trộn đêm vào ngày
Lửa loé trộn ngày vào đêm
Hòn đá lăn ngược lên núi…
Vẫn từng đoàn, từng đoàn xe qua
Và bóng em vươn cao, trông xa
Điểm mặt quân thù đếm từng tội ác
Không một trái bom rơi ra ngoài mắt
Trăm trái bom không rơi ra ngoài mắt
Ngàn trái bom không rơi ra ngoài mắt
Trong mắt em: con đường thẳng đi xa
Vui rộn ràng từng đoàn xe qua
*
– Giữa ngã ba tròng trành sao em đứng vững?
– Bởi mắt em chỉ một tầm nhìn thẳng
Lòng em chỉ một con đường!
Về thăm nhà Bác
Sáng mai tôi đi xa
Chiều nay tôi về thăm nhà Bác
Ngõ nhà Bác đỏ hàng bông bụt
Không khác chi hàng bông bụt trước nhà tôi
Vườn Bác xanh luống lạc luống khoai
Giống mọi mảnh vườn trồng khoai trồng lạc
Tám cây cau đằng sau nhà Bác
Cũng gầy gò như mọi cây cau
Mái nhà lợp bằng lá mía trắng phau
Như mọi mái nhà lợp bằng lá mía
Mảnh đất làm nhà bốn phương về ngắm nghía
Là mảnh đất làm nhà có ở khắp bốn phương
(Mọi cái ở đây đều rất bình thường
Như bộ quần áo nâu Bác mặc
Như đôi dép cao su của Bác
Đôi dép mọi người Việt Nam cùng đi)
Nắng chiều nay vẫn cái nắng lầm lì
Như cái nắng mọi khi ủ luống cày phơi ải
Gió chiều nay vẫn tung tăng thoải mái
Như cơn gió mọi khi chạy sải trên đồng
Và lòng tôi chiều nay thanh thản lạ lùng
Như mọi khi tôi sang nhà ông nội
Cùng đoàn khách tham quan từ trăm nơi tới
Tôi soi mình trong mỗi vật đơn sơ
Ngắm ảnh Bác trên liếp gỗ giữa nhà
Tôi thấy Bác gần hơn bao giờ hết
Ngôi nhà lá chiều nay thân thiết
Cùng tôi đi vào ngày mai.
Ám ảnh cát
Bom đạn đỏ một mùa hè Quảng Trị
cát trắng xèo từng giọt máu rơi
dây dưa ếch bò toài qua lửa
quả mát thầm dẫu lá cháy quăn rồi
Một người mẹ bồng trái dưa trọc lốc
tóc xoã xô cát bạc dợn trên đầu
con hy sinh xác dạt bến nước
dân táng thờ linh miếu nhỏ bên cầu
Mười năm sau… mẹ vẫn dưa ếch
cát vẫn rang dây lá vẫn bò toài
mẹ đi chợ nửa đường đứt gánh
trái dưa lăn tròn lông lốc lăn hoài
Mười lăm năm… kiệt khô lá héo
chợ bờ sông mụ hành khất điên cười
con chết trẻ làm thần liệt sỹ
mẹ sống già làm ma giữa đời
Gió rờn rợn một mùa hè ám ảnh
cát trắng xèo từng giọt đỏ tươi…
Đôi nét về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Duy
Tiểu sử sự nghiệp
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ (sinh ngày 07/12/1948) tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Năm 1965 ông làm tiểu đội trưởng của tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực Cầu Hàm Rồng. Đây được biết đến làm một trong những điểm đánh phá ác liệt nhất của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh tại khu vực Thanh Hóa của Việt Nam.
Đến năm 1966 ông bắt đầu nhập ngũ và trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin và tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận. Sau chiến dịch biên giới phía Bắc năm 1979 ông giải ngũ và làm việc tại Tuần báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.
Nguyễn Duy đã theo con đường làm thơ từ rất sớm, khi ông còn đang là một học sinh trường cấp 3 Lam Sơn. Ông được coi là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.
Năm 1973, nhà thơ Nguyễn Duy đã đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Tre Việt Nam. Ngoài thơ, ông còn viết nhiều tiểu thuyết và bút ký.
Năm 2007, nhà thơ Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
Những sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy
Thơ
Cát trắng (1973), 50 bài thơ Ánh trăng (1978), 33 bài thơ Đãi cát tìm vàng (1987), 38 bài thơ Mẹ và em (1987) Đường xa (1989), 19 bài thơ Quà tặng (1990) Về (1994), 49 bài thơ Sáu và Tám (tuyển thơ lục bát, 1994) Tình tang (1995) Vợ ơi (tuyển thơ tặng vợ, 1995) Bụi (1997), 49 bài thơ Thơ Nguyễn Duy (2010, tuyển tập những bài thơ tiêu biểu nhất của ông) Quê nhà ở phía ngôi sao (2017) Tuyển thơ lục bát (2017)
Thể loại khác
Em-Sóng (kịch thơ, (1983) Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986) Nhìn ra bể rộng trời cao (bút ký, 1986) Tôi thích làm vua (ký, 1988)
Thành tựu nghệ thuật
Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao,…. Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ Tre Việt nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói như sau: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó.” Ông giành giải Mai Vàng năm 1997 cho tuyển tập thơ Bụi.
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy
Gửi bài viết qua email
Lưu bài viết này
Sơ đồ tư duy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đăng lúc: Thứ bảy – 30/11/2013 19:56. Đã xem 18063
Chuyên mục :
Ánh Trăng
Một tác phẩm không thể thiếu khi ôn thi vào lớp 10
Tác giả bài viết:
Hội ôn thi vào lớp 10
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thivao10.com là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
Sơ đồ tư duy bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đánh giá bài viết
52
14
3.7
/
5
Nhà Thơ Nguyễn Duy Và Tuyển Tập Những Bài Thơ Hay Để Đời
Nội Dung
Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
Xa hun hút một con đường bạn bè lận đận tận phương trời nào
Quê nhà ở phía ngôi sao qua sông mượn khúc ca dao làm cầu
Một thời xa vắng chia nhau nhớ thương vương lại đằng sau còn dài
Một thời xa vắng chia hai dấu chân mãi mãi chụm ngoài bờ đê
Cũng từ độ ấy xa quê hương bồ kết cứ đi về đêm đêm
Cũng từ độ ấy xa em môi em thắm cứ tươi nguyên một đời
Có gì lạ quá đi thôi khi gần thì mất… xa xôi lại còn…
Ðối diện ngọn đèn trang giấy trắng như xeo bằng ánh sáng
Đêm bắc bán cầu vần vụ trắng nơm nớp ai rình sau lưng ta
Nhủ mình bình tâm nhìn về quê nhà xa vắng núi và sông và vết rạn địa tầng
Nhắm mắt lại mà nhìn thăm thẳm yêu và đau quằn quại bi hùng
Dù ở đâu vẫn Tổ Quốc trong lòng cột biên giới đóng từ thương đến nhớ
Ngọn đèn sáng trắng nóng mắt quá ai cứ sau mình lẩn quất như ma
Ai? im lặng
Ai? cái bóng!
A… xin chào người anh hùng bất lực dài ngoẵng bóng máu bầm đen sõng soài nền nhà
Thôi thì ta quay lại chuyện trò cùng cái bóng máu me ta
Có một thời ta mê hát đồng ca chân thành và say đắm ta là ta mà ta vẫn mê ta
Vâng – đã có một thời hùng vĩ lắm hùng vĩ đau thương hùng vĩ máu xương mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Vâng – một thời không thể nào phủ nhận tất cả trôi xuôi – cấm lội ngược dòng
Thần tượng giả xèo xèo phi hành mỡ ợ lên nhồn nhột cả tim gan
Ta đã xuyên suốt cuộc chiến tranh nỗi day dứt khôn nguôi vón sạn gót chân nhói dài mỗi bước
Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày?
Ai? không ai Vết bầm đen đấm ngực
Xứ sở nhân tình sao thật lắm thương binh đi kiếm ăn đủ kiểu nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng
Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện ma cụt đầu phục kích nhà quan
Ai? không ai Vết bầm đen quều quào giơ tay
Xứ sở từ bi sao thật lắm thứ ma ma quái – ma cô – ma tà – ma mãnh… quỉ nhập tràng xiêu vẹo những hình hài
Đêm huyền hoặc dựng tóc gáy thấy lòng toang hoác mắt ai xanh lè lạnh toát lửa ma trơi
Ai? không ai Vết bầm đen ngửa mặt lên trời
Xứ sở linh thiêng sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh
Giấy rách mất lề tượng Phật khóc Ðức Tin lưu lạc Thiện – Ác nhập nhằng Công Lý nổi lênh phênh
Ai? không ai Vết bầm đen tọa thiền
Xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp tuổi thơ bay như lá ngã tư đường
Bịt mắt bắt dê đâu cũng đụng thần đồng mở mắt… bóng nhân tài thất thểu
Ai? không ai Vết bầm đen cúi đầu lặng thinh
Xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm điếm biệt thự – điếm chợ – điếm vườn…
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
Vật giá tăng vì hạ giá linh hồn
Ai? không ai Vết bầm đen vò tai
Xứ sở cần cù sao thật lắm Lãn Ông lắm mẹo lãn công
Giả vờ lĩnh lương giả vờ làm việc
Tội lỗi dửng dưng lạnh lùng gian ác vặt Đạo Chích thành tôn giáo phổ thông
Ào ạt xuống đường các tập đoàn quân buôn buôn hàng lậu – buôn quan – buôn thánh thần – buôn tuốt… quyền lực bày ra đấu giá trước công đường
Ai? không ai Vết bầm đen nhún vai
Xứ sở bao dung sao thật lắm thần dân lìa xứ lắm cuộc chia ly toe toét cười
Mặc kệ cỏ hoang cánh đồng gái góa chen nhau sang nước người làm thuê
Biển Thái Bình bồng bềnh thuyền định mệnh nhắm mắt đưa chân không hẹn ngày về
Ai? không ai Vết bầm đen rứt tóc
Xứ sở kỷ cương sao thật lắm thứ vua vua mánh – vua lừa – vua chôm – vua chĩa vua không ngai – vua choai choai – vua nhỏ…
Lãnh chúa sứ quân san sát vùng cát cứ lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa
Luật pháp như đùa – như có – như không có một người đi chật cả con đường
Ai? không ai
Vết bầm đen gập vuông thước thợ
Ai? Ai? Ai?
không ai!
Tự vấn – mỏi vết bầm đen còng còng dấu hỏi
Thôi thì ta trở về còn trang giấy trắng tinh chưa băng hoại còn chút gì le lói ở trong lòng
Đôi khi nổi máu lên đồng hồn thoát xác rũ ruột gan ra đếm
Chích một giọt máu thường xét nghiệm tí trí thức – tí thợ cày – tí điếm tí con buôn – tí cán bộ – tí thằng hề phật và ma… mỗi thứ tí ti…
Khốn nạn thân nhau nặng kiếp phân thân mặt nạ
Thì lột mặt nạ đi – lần lữa mãi mà chi dù dối nữa cũng không lừa được nữa khôn và ngu đều có tính mức độ
Bụng dạ cồn cào bất ổn làm sao miếng quá độ nuốt vội vàng sống sít mất vệ sinh bội thực tự hào
Sự thật hôn mê – ngộ độc ca ngợi bệnh và tật bao nhiêu năm ủ lại biết thế nhưng mà biết làm thế nào
Chả lẽ bây giờ bốc thang chửi bới thấy chửi bới nhe giàn nanh cơ hội
Chả lẽ bốc thang cỏ khô nhai lại lạy ông-cơ-chế lạy bà-tư-duy… xin đừng hót những lời chim chóc mãi
Đừng lớn lời khi dân lành ốm đói vẫn còng làm cho thẳng lưng ăn
Đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới? máu nhiễm trùng ta có thể thay chăng?
Thật đáng sợ ai không có ai thương càng đáng sợ ai không còn ai ghét
Ngày càng hiếm hoi câu thơ tuẫn tiết ta là gì? ta cần thiết cho ai?
Có thể ta không tin ai đó có thể không ai tin ta nữa dù có sao vẫn tin ở con người
Dù có sao đừng khoanh tay khủng khiếp thay ngoảnh mặt bó gối
Cái tốt nhiều hơn sao cái xấu mạnh hơn? những người tốt đang cần liên hiệp lại
Dù có sao vẫn Tổ Quốc trong lòng mạch tâm linh trong sạch vô ngần còn thơ còn dân ta là dân – vậy thì ta tồn tại
Giọt từng giọt nặng nhọc Nặng nhọc thay Dù có sao đừng thở dài còn da lông mọc còn chồi nảy cây
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế bà mò cua xúc tép ở đồng Quan bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần cái năm đói củ dong riềng luộc sượng cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít con chim trả bắn mũi tên xanh biếc con chích choè đánh thức buổi ban mai
Tuổi thơ tôi cứ ngỡ mất đi rổi năm tháng trôi qua không bao giờ chảy lại cái năm tháng mong manh mà vững chãi con dấu đất đai tươi rói mãi đây này
Người ở rừng mang vết suối vết cây người mạn bể có chút sóng chút gió người thành thị mang nét đường nét phố như tôi mang dấu ruộng dấu vườn
Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương thời thơ ấu không thể nào đánh đổi trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội có một miền quê trong đi đứng nói cười
Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi dầu chúng ta cứ việc già nua tất xin thương mến đến tận cùng chân thật những miền quê gương mặt bạn bè
Ngủ đi bạn, ngủ đi anh cánh tay mình ngả ra thành gối êm ngủ đi bạn, ngủ đi em ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình
Hiếm hoi cái giấc yên lành hành quân xa lại tiếp hành quân xa bao anh lính trẻ đã già chưa sang hết suối chưa qua hết rừng
Ngủ hầm, ngủ võng, ngủ bưng gối đầu tay ngủ cầm chừng mỗi đêm có người ngủ thế thành quen đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình
Trong hầm biên giới Tây Ninh lặng yên mình ngắm lính mình ngủ yên bụi đường trắng tóc thanh niên má này thì lại áp lên tay này
Trái tim đập ở cổ tay tim ta ru giấc ngủ đầy cho ta cánh tay cặp khẩu AK ngày là bệ súng đêm là gối êm
Ngủ đi anh, ngủ đi em ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình
Bần thần hương huệ thơm đêm khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn chân nhang lấm láp tro tàn xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm… bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn bà ru mẹ… mẹ ru con liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm xưa ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm Bà mẹ đón tôi trong gió đêm – Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm Của những cọng rơm xơ xác gầy gò
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no Riêng cái ấm nồng nàn như lửa Cái mộc mạc lên hương của lúa Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Cửa nhà bom giội trắng tay Chỉ còn mấy bắp ngô này con ơi Con về giữa buổi nắng nôi Quà đồng chỉ có thế thôi, gọi là… Nghẹn ngào mẹ nói chẳng ra Nghẹn ngào chiến sĩ nhận quà ngô non
Ít ngô mà lại nhiều con Mẹ cười móm mém: – hãy còn nước đây! Bát sành lần lượt chuyền tay Nước ngô mẹ lại rót đầy cho con: – Ai chưa uống nước ngô non Là chưa được thấm cái ngon của đồng
Cây ngô đứng nắng vẹo hông Cho con bát nước mát lòng mẹ ơi! Quà đồng chỉ có thế thôi…
– Răng mà khóc, con ơi… Gánh cực quằn vai đã trút hết rồi Đất quê kiểng lẽ nào tang thương mãi Đau khổ quá chừng, lòng chai sạn lại Mười năm nay mẹ không khóc nữa rồi Nay con về, đừng khóc, con ơi…
Nhưng Nước mắt Người lại rơi nóng vai tôi
Xó bếp
Nơi ấy mẹ ta nhễ nhại mồ hôi đàn con lóc nhóc khóc cười buổi nhá nhem len lén mò cơm nguội bảy sắc cầu vồng trong xó xỉnh lọ lem
Nơi ấy ta nướng khoai lùi sắn xoa xít hít hà… thơm bùi cháy họng lấm tấm đầy đầu bụi bồ hóng lép bép lửa tàu cau râu tôm nấu với ruột bầu húp suông
Nơi ấy vùng ta còn đun rạ đun rơm cơm nếp cứ thơm canh cua cứ ngọt con cá kho dưa quả cà kho tép việc vặt giúp bà ta từng quen tay gạo chiêm ghế ngô gạo mùa độn khoai bà dạy ta chữa khê chữa nhão ngọn lửa giữ qua đêm dai trong trấu âm ỉ lòng ta đến bao giờ
Nơi ấy nhá nhem giữa quên và nhớ đỉnh núi hiện lên bóng bà và mẹ mây chiều hôm gánh gạo đưa ta tất tưởi đường xa cầu vồng ráng đỏ
Mặt trận dời vào sâu ngày mai ta dừng chân nơi nào khoảng trống phía trước vẫn bỏ ngỏ đâu biết những gì chờ ta đằng kia chỉ biết đời ta khởi đầu từ nơi ấy…
Cảm Nhận Về Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Có thể nói từ xa xưa tới nay, trăng là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Bởi nó là một vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cũng viết về trăng nhưng nhà thơ Nguyễn Duy không đi vào miêu tả mà lại kể cho ta nghe một câu chuyện tăm tình đầy thấm thía, đầy xúc động về một lẽ sống của con người trong cuộc đời. Điều đó được thể hiện rõ qua bài thơ Ánh trăng
Mở đầu bài thơ bằng giọng điệu tâm tình kể cho ta nghe những gì trong quá khứ
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
Thời gian mà câu chuyện bắt đầu là hồi nhỏ, thời gian đó đưa ta trở về với tuổi ấu thơ êm đẹp hồn nhiên với những cánh đồng mênh mông vs biển rộng bao la với dòng sông êm đềm về một khoảng trời thơ ấu. Và về với khung trời kỉ niệm thân thương với ánh trăng làng.
Thời gian cứ dần trôi, cậu bé đầu trần chân đất ngày tắm mình trong ánh trăng quê ngày nào giờ trở thành người lính. Thời gian chiến tranh, không gian ở rừng gợi nhớ về những năm tháng chiến đấu đầy gian khổ thiếu thốn , nhưng trăng vẫn là người bạn
Hồi chiến tranh ở rừng
Trăng thành đôi tri kỷ
Vầng trăng tuổi thơ theo chân người lính ra đi, có mặt khắp mọi nẻo đường đánh giặc, cùng hành quân cùng ngủ lại nơi núi rừng. Hai câu thơ mở ra trước mắt người đọc không gian những cánh rừng khốc liệt trong bom đạn, những đêm mắc võng ngủ trong rừng thấy vầng trăng trên đầu súng. Trăng chứng kiến , sẽ chia những gian nan vất vả của người lính . Vầng trăng đã trở thành “tri kỉ”. Trăng đã gắn bó bao ân tình sâu nặng. Đó là sự gắn bó suốt chiều rộng không gian tới chiều dài của thời gian. Vâng,nếu như trong quá khứ trăng là vẻ đẹp thơ mộng tươi mát thì hiện tại trăng trăng là một điều thiêng là động lực để người lính tiếp tục chiến đấu. Bảovệ ánh trăng bình yên chi quê hương. Từ “ngỡ” là một sựu khẳng định điều người ta không thể quên vầng trăng tình nghĩa. Cứ ngỡ rằng nó ẩn sâu vào tiềm thức của con người như một chân lí không bao giờ thay đổi
Nhưng rồi ngày hòa bình lập lại, con người trở về thành phố sống một cuộc sống hoàn toàn khác
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
Quá khứ trôi qua, con người trở về hiện tại với cuộc sống đầy đủ tiện nghi : ánh điện rực rỡ, sống trong nhà cao tầng hiện đại. Đó là những năm tháng sau chiến tranh, đất nước hòa bình không còn những mất mát đau thương, nhưng cũng không còn tuổi thơ lam lũ của cậu bé thuở nhỏ. Trong thời gian đó tình cảm con người đối với trăng đã thay đổi
Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Vầng trăng đã được nhân hóa “vầng trăng đi “. Trăng vẫn xuất hiện bên người, vẫn đi về thường nhật. Dù thời gian , không gian có thay đổi nhưng trăng vẫn thủy chung , nghĩa tình. Trăng thì vẫn thế vẫn bên người như ngày xưa. Người vẫn thế nhưng giờ trăng như thừa. So sánh độc đáo, trăng – người dưng thể hiện sự nhạt nhẽo lạnh lùng thờ ơ của con người. Ánh trăng đã đi vào quên lãng con người không hề hay biết. Dường như cuộc sống xô bồ đã làm con người ta vô cảm là người ta nhanh chóng quên đi quá khứ ,quên đi những năm tháng gian lao vất vả, quên đi nghĩa tình con người.
Thế nhưng cuộc đời đâu phải luôn trôi êm ả. “Sông có khúc người có lúc “quả không sai.
Thình lình đèn điện tắt
phòng huynh đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Tình huống diễn ra bất ngờ và cũng rất tự nhiên. Con người mở tung cửa sổ để tìm ánh trăng. Vầng trăng tròn hiện lên giữa cảnh tối om như thứ ánh sáng kì diệu tưởng chừng đã chìm âu vào quên lãng
Ngửa mặt lên nhìn trăng
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Con người đã đối diện với ánh trăng đối diện đàm tâm với cử chỉ thái độ đầy thành kính xúc động. Từ “rưng rưng” là một từ dùng đắt giá diễn tả cảm xúc nghẹn ngào xúc động vì tìm lại được những điều quý giá tưởng chừng đã đánh mất. Trong giây phút đó, con người như được sống lại với không gian bát ngát tuổi thơ sống dậy cả quá khứ khổ đau với những gì đẹp đẽ và thiêng liêng với những gì mà những năm tháng sống gấp gáp hối hả xô bồ nơi thành phố đã làm người ta quên lãng. Câu thơ chứa đựng sự hàm ơn đến khó tả về sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng. Sự xuất hiện của vầng trăng giữa bầu trời để lại trong ta biết bao suy ngẫm.
Trăng cứ trong vành vạnh
kể chi người vô tình
vầng trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Một lần nữa hình ảnh “vầng trăng tròn” lại xuất hiện. Phải chăng đó là hình ảnh diễn tả sự lớn lao trọn vẹn của trăng. Trăng vẫn đẹp vẫn vẹn nguyên vẫn thủy chung với con người. “Cứ” khẳng định tấm lòng son sắt khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng của quá khứ. Vầng trăng là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ chẳng thể phai mờ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình quá khứ thì luôn bất diệt. Trăng không chỉ tròn. Mà ” m phăng phắc” nghệ thuật nhân góa đầy ý nghĩa. Trăng vẫn âm thầm lặng lẽ độ lượng bao dung nhưng đầy nghiêm khắc. Không lên án không phê phán mà lặng lẽ đem vầng sáng ấy chiếu rọi vào nơi thẳm sâu trong tâm hồn. Từ đó để con người tự nhận ra được sự bạc bẽo của mình. Giây phút ” giật mình” ấy tuy muộn màng nhưng cũng rất đáng quý. Nó giúp con người nhận ra lâu nay mình là kẻ bội bạc, giúp con người tìm lại cả một quá khứ ân tình, ân nghĩa . Đó là quá khứ đẹp đẽ của tuổi thơ.
Vầng trăng là hình ảnh ẩn dụ xuyên suốt bài thơ. Trăng ko chỉ huyền diệu kì ảo mà còn là thứ ánh sáng soi rọi tâm hồn, đánh thức tình cảm ẩn sâu trong góc khuất tâm hồn con người.
Nguyễn Thị Kiều Chinh
Lớp 11A2, Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hưng Nguyên, Nghệ An
Bạn đang đọc nội dung bài viết +127 Bài Thơ Nguyễn Duy Hay Nhất Của Nhà Thơ Nguyễn Duy trên website Chungemlachiensi.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!